Hủy
Thế giới

Châu Á - Thái Bình Dương đóng góp nhiều nhất vào GDP toàn cầu 2011

Thứ Tư | 15/08/2012 15:57

Tỷ lệ đóng góp vào GDP toàn cầu khu vực châu Á - Thái Bình dương tiếp tục cao nhất 7 khu vực kinh tế thế giới trong năm 2011.
 

Theo báo cáo "Các chỉ báo quan trọng cho khu vực châu Á - Thái Bình Dương 2012" của ADB, khu vực châu Á - Thái Bình Dương đóng góp 35,7% GDP toàn thế giới tính theo ngang giá sức mua (PPP) trong năm 2011, từ tỷ lệ 35% năm 2010, tiếp tục xu hướng thống trị kinh tế thế giới từ năm 2014.

Tỷ lệ đóng góp vào GDP toàn cầu của các khu vực kinh tế thế giới năm 2000, 2010, 2011
Tỷ lệ đóng góp vào GDP toàn cầu của các khu vực kinh tế thế giới năm 2000, 2010, 2011

Trong khi châu Âu và Bắc Mỹ, bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng nợ, tỷ lệ đóng góp GDP thế giới 2 khu vực tiếp tục giảm xuống lần lượt 27,6% và 23%.

Trong năm 2000, tỷ lệ đóng góp của khu vực Bắc Mỹ, khu vực châu Á - Thái Bình Dương tương đương khoản 28% và đều thấp hơn tỷ lệ đóng góp của châu Âu, tuy nhiên chênh lệch giữa 2 khu vực tăng mạnh sau đó. Tới năm 2004, khu vực châu Á - Thái Bình Dương vượt qua châu Âu trở thành vùng đóng góp GDP nhiều nhất thế giới.

Trong đó, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản vẫn là những nền kinh tế lớn nhất khu vực, chiếm tổng cộng hơn 70% GDP khu vực. Trung Quốc, nền kinh tế thứ 2 thế giới trở thành nước có GDP lớn nhất khu vực từ năm 2002, và duy trì vị trí dẫn đầu tới nay, tăng lên chiếm 39,4% tổng sản lượng khu vực từ 38% năm 2010.

Tỷ lệ đóng góp vào GDP châu Á - Thái Bình Dương của 1 số nước năm 2000, 2010, 2011
Tỷ lệ đóng góp vào GDP châu Á - Thái Bình Dương của 1 số nước năm 2000, 2010, 2011

Ấn Độ vượt qua Nhật Bản, chiếm 15,7% GDP khu vực so với 15,2% của Nhật Bản năm 2011 từ tỷ lệ 15,5% của Ấn Độ và 16,2% của Nhật Bản năm 2010. Nguyên nhân của việc này có thể do tác động của thảm họa động đất, sóng thần và hạt nhân của Nhật Bản bắt đầu từ tháng 3/2011.

Tuy nhiên xét về chỉ tiêu GDP trên đầu người, Trung Quốc, Ấn Độ và Nhật Bản tụt hạng. Mặc dù Trung Quốc và Nhật Bản là 2 nền kinh tế lớn nhất khu vực, nhưng GDP trên đầu người 2 nước chỉ đứng vị trí thứ 14 và thứ 6 trong khu vực.

Bên cạnh đó, tốc độ tăng trưởng GDP 2011 chậm lại ở nhiều nước. Nhìn chung, cả khu vực tăng trưởng trung bình 5,6% năm 2011, vẫn khá hơn nhiều mức tăng trưởng 2,3% của châu Âu và 1,7% của Mỹ.

Nguồn ADB/ Khampha


Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.

Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày

Tin mới