Hủy
Thế giới

Cơ quan nào trực tiếp chi phối thị trường tiền tệ Mỹ?

Thứ Tư | 30/01/2013 13:31

Ủy ban thị trường mở liên bang (FOMC) sẽ quyết định nguồn cung tiền trong hệ thống tài chính Mỹ và điều này ảnh hưởng đến thị trường toàn cầu.
 

Ủy ban thị trường mở liên bang (FOMC) là một ủy ban thuộc Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) có nhiệm vụ kiểm soát hoạt động thị trường mở của Mỹ ví dụ như mua bán trái phiếu Bộ Tài chính. Ủy ban này chịu trách nhiệm đưa ra những quyết định quan trọng liên quan đến lãi suất hay tăng trưởng cung tiền của Mỹ.

Đây là có thể coi là cơ quan chính sách tiền tệ quốc gia của Mỹ. Ủy ban này đưa ra các chính sách tiền tệ thông qua việc cụ thể hóa mục tiêu ngắn hạn cho hoạt động thị trường mở của Fed (như mục tiêu lãi suất cho vay liên ngân hàng).

FOMC cũng điều phối hoạt động thị trường mở trên thị trường ngoại hối mặc dù bất cứ sự can thiệp nào trên thị trường ngoại hối đều phải có sự hợp tác của Bộ Tài chính Mỹ - cơ quan chịu trách nhiệm thiết lập chính sách liên quan đến tỷ giá của USD.

Các cuộc họp của FOMC

Theo luật pháp Mỹ, FOMC phải họp ít nhất 4 lần mỗi năm ở Washington. Kể từ năm 1981, mỗi năm FOMC họp khoảng 8 lần mỗi năm, mỗi lần cách nhau khoảng 5-8 tuần. Nếu tình hình thực tế đòi hỏi phải tham vấn, xem xét hành động giữa các cuộc họp thường kỳ, FOMC có thể triệu tập cuộc họp đặc biệt hoặc tổ chức điện đàm hay biểu quyết ủy quyền.

Tại mỗi cuộc họp thường kỳ, Ủy ban này sẽ biểu quyết chính sách được đề xuất từ trước. Số lượng người dự họp cũng bị giới hạn bởi tính chất bảo mật thông tin.
Quá trình ra quyết định

a

Trước mỗi cuộc họp thường kỳ của FOMC, các nhân viên trong Hệ thống dự trữ Liên bang sẽ chuẩn bị báo cáo bằng văn bản về tình hình kinh tế, tài chính và triển vọng sau đó trình lên thành viên Ủy ban và chủ tịch các ngân hàng dự trữ liên bang không thường trực. Báo cáo này sẽ bao gồm hoạt động của thị trường mở trong nước và nước ngoài kể từ cuộc họp trước đó.

Tại cuộc họp báo cáo được trình bày cụ thể. Ủy ban sau đó sẽ thảo luận, cân nhắc các yếu tố như xu hướng giá, lương, việc làm, tình hình sản xuất, thu nhập và chi tiêu của người tiêu dùng, đầu tư kinh doanh, tồn kho, thị trường ngoại hối, lãi suất, chính sách tài khóa.

Sau các báo cáo này, thành viên của Ủy ban và chủ tịch các ngân hàng dự trữ sẽ thảo luận hướng chính sách. Thông thường, mỗi người sẽ nêu quan điểm về tình hình nền kinh tế, triển vọng trong tương lai và về hướng của chính sách tiền tệ.

(Hệ thống ngân hàng dự trữ liên bang Mỹ bao gồm 12 ngân hàng dự trữ liên bang kiểm soát 12 khu vực dưới sự giám sát của Hội đồng thống đốc. Các thành viên của Fed phải tuân theo sự giám sát của Uỷ ban giám sát tiền tệ và không bắt buộc phải tuân theo luật ngân hàng của các bang).

Fed đã thao túng thị trường hơn 1 thập kỷ qua như thế nào?

Hơn 10 năm qua, Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) đã dùng lãi suất làm công cụ để thao túng thị trường chứng khoán và các thị trường khác.

Thông qua các chương trình nới lỏng định lượng, Fed muốn trực tiếp hướng nhà đầu tư đến thị trường chứng khoán và các tài sản tài chính khác với kỳ vọng điều này sẽ thúc đẩy nền kinh tế phục hồi. Tuy nhiên, thực tế, Fed đã đẩy giá các tài sản tăng trong hơn 1 thập kỷ qua.

Năm 2002, chủ tịch Fed Ben Bernake khi đó còn là thống đốc một chi nhánh khu vực của Fed đã phát biểu rằng can thiệp chính sách tiền tệ làm tăng giá tài sản có thể giúp kiềm chế giảm phát thông qua giảm chi phí nguồn vốn và cải thiện bảng cân đối kế toán.

Kể từ đó, Bernanke nhiều lần nhắc lại rằng, tác động giá tài sản là một biện pháp mang lại thành công trong điều hành chính sách. Ông nhấn mạnh, giá cổ phiếu đã tăng đáng kể kể từ khi Fed bắt đầu tái đầu tư vào các trái phiếu đáo hạn.

Sau khi Lehman Brothers sụp đổ năm 2008, các nhà đầu tư tổ chức đổ xô vào hay tháo chạy khỏi các tài sản rủi ro do những biến động tâm lý về xu hướng chính sách của chính phủ Mỹ, đặc biệt là Fed.

Nguồn Tổng hợp/Khampha


Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.

Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày

Tin mới