EU: "Mỹ đang chĩa súng vào châu Âu"
→Những hậu quả của việc áp thuế nhập khẩu nhôm, thép của Mỹ
→EU áp thuế các tập đoàn công nghệ lớn của Mỹ
“Việc Washington tạm thời miễn thuế 40 ngày cho EU giống như Mỹ đang chĩa súng vào Châu Âu”, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron phát biểu tại một hội nghị thượng đỉnh ở Brussels. "Trên nguyên tắc, chúng ta sẽ bàn về bất cứ điều gì với một quốc gia tôn trọng các quy định của WTO. Chúng ta sẽ không bàn về bất cứ điều gì khi bị dí súng vào đầu," ông nói trong một cuộc họp báo.
Phụ trách Thương mại của EU đòi Mỹ bãi bỏ "những hạn chót nhân tạo" và Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Jean-Claude Juncker, nói không thể nào đạt được một thỏa thuận trước ngày 1 tháng 5.
Các lãnh đạo nhà nước và chính phủ của EU nói trong một thông cáo chung rằng các biện pháp này là đáng tiếc, không thể biện minh bằng lý do an ninh quốc gia, vốn là cơ sở mà Washington đưa ra, và kêu gọi được miễn trừ vĩnh viễn. "Bảo hộ mậu dịch toàn ngành ở Mỹ là một biện pháp khắc phục không thích hợp đối với vấn đề dư thừa sản lượng," họ nói.Trước đó, Tổng thống Mỹ cho biết ông sẽ đình chỉ thuế đối với EU, đối tác thương mại lớn nhất của Mỹ, cũng như Argentina, Brazil, Canada, Hàn Quốc, Mexico và Úc. Các mức thuế sẽ được đình chỉ cho đến ngày 1 tháng 5 trong khi các cuộc thảo luận tiếp diễn.
Các nhà lãnh đạo cũng nói rằng họ ủng hộ các bước mà Ủy ban Châu Âu đã đưa ra để đáp trả các biện pháp của Mỹ "một cách phù hợp và tương xứng."
Cecilia Malmstrom, ủy viên thương mại, người thay mặt 28 quốc gia thương thuyết, cho biết Châu Âu không muốn bị trừng phạt vì những hành động xuất phát từ các cáo buộc Trung Quốc bán phá giá và nói rằng Washington và Brussels nên hợp tác với nhau.
Bà nói với hãng tin Reuters rằng vẫn chưa rõ ông Trump muốn gì để đổi lại việc miễn thuế vĩnh viễn và cho biết EU có thể đưa ra danh sách những "trở ngại cho thương mại" của riêng mình nếu ông nhất quyết đòi EU cắt giảm thuế nhập khẩu xe hơi. Không nên bắt các nước đồng minh chịu "những hạn chót nhân tạo," bà nói.
Châu Âu cho biết họ muốn tránh một cuộc chiến tranh thương mại nhưng Ủy ban Châu Âu đã đề xuất một loạt các biện pháp nếu Nhà Trắng nhắm mục tiêu vào các nhà sản xuất EU.
EU sẽ đệ khiếu nại lên Tổ chức Thương mại Thế giới, cân nhắc các biện pháp ngăn chặn gia tăng kim loại nhập khẩu vào Châu Âu và áp đặt thuế nhập khẩu lên các sản phẩm của Mỹ để "tái cân bằng" thương mại EU-Mỹ. Bà Malmstrom nói EU đang để ngỏ các lựa chọn của mình. Các biện pháp phản đòn bao gồm thuế quan của EU nhắm vào nước cam, thuốc lá, rượu bourbon và xe môtô Harley-Davidson của Mỹ.
Canada và Mexico đang trong giai đoạn tái đàm phán Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ với Mỹ. Ông Trump trước đó đã nói rằng Canada và Mexico sẽ chỉ được miễn trừ sau khi đàm phán thành công NAFTA.
Ông Trump cho biết Hàn Quốc được đưa vào danh sách miễn trừ vì quan hệ an ninh quan trọng với Mỹ, "bao gồm quyết tâm chung của chúng tôi loại bỏ mối đe dọa hạt nhân Triều Tiên".
Bộ trưởng Thương mại Nhật Bản cho biết, chính phủ sẽ tiếp tục kiến nghị Mỹ đưa Nhật Bản ra khỏi danh sách chịu mức thuế quan cao đối với mặt hàng thép và nhôm nhập khẩu.
Thuế quan mới theo sắc lệnh của Tổng thống Mỹ Donald Trump đã có hiệu lực từ thứ Sáu. Nhật Bản không nằm trong danh sách được miễn trừ. Sau đó cùng ngày, Bộ trưởng Thương mại Nhật Bản Seko Hiroshige đã nói động thái của Mỹ là cực kì đáng tiếc. Chính phủ Nhật Bản dự định giải thích với Mỹ rằng thép và nhôm nhập khẩu từ Nhật Bản không có tác động tiêu cực tới an ninh quốc gia của Mỹ.
Chính phủ Nhật cũng dự định hối thúc các công ty Mỹ sử dụng các sản phẩm của Nhật kiến nghị với Chính phủ Mỹ rằng cần đưa một số sản phẩm từ Nhật Bản ra khỏi danh sách áp thuế cao.
Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.
Theo dõi Nhịp Cầu Đầu Tư
Tin cùng chuyên mục
-
Nguyên Hồ
-
Lam Ngọc
Tin nổi bật trong ngày
Tin mới
-
Hằng Nguyễn