Hủy
Thế giới

Giá dầu giảm có thể là điều tuyệt vời cho kinh tế eurozone?

Chủ Nhật | 21/04/2013 07:30

Lạm phát thấp hơn do giá dầu lao dốc đang dọn đường cho chính sách tiền tệ mở rộng mang hy vọng giải cứu kinh tế eurozone khỏi suy thoái.
 

Lạm phát của các nước eurozone có thể sẽ thấp hơn do giá dầu giảm. “Đối với khu vực đồng euro, lạm phát tính theo chỉ số hài hóa giá tiêu dùng (HICP) ước tính giảm đi ít nhất 1% vào cuối năm nay. Tại Anh, chỉ số lạm phát (CPI) cũng sẽ thấp hơn"

"Điều đó tạo điều kiện thuận lợi để chính sách của cả hai ngân hàng Anh (BOE) và Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) có thể được mở rộng hơn nữtr báo cáo mới của Credit Suisse về kinh tế châu Âu.

Giá dầu đã giảm mạnh trong những tuần gần đây, chịu ảnh hưởng bởi dự báo cắt giảm nhu cầu dầu của Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) và các tăng trưởng kinh tế chậm lại tại Mỹ và Trung Quốc, 2 quốc gia tiêu thụ dầu lớn nhất thế giới .

Theo Credit Suisse, giá dầu giảm 20% so với đỉnh hồi cuối tháng 8, còn tại châu Âu giá dầu giảm 15% dưới mức trung bình của năm 2012. Credit Suisse dự báo giá dầu vẫn sẽ duy trì mức thấp như hiện nay, dẫn đến quá trình giảm lạm phát trong khu vực eurozone từ tháng 6 trở đi.

Giá dầu giảm mạnh, kinh tế eurozone được hưởng lợi?

Bằng tính toán, các nhà phân tích của Credit Suisse cho rằng, giá dầu giảm 20% có thể thúc đẩy 0,3-0,4% cho tăng trưởng. Điều kiện là giảm giá dầu chỉ do các vấn đề về phía cung, chứ không phải do sự suy giảm kinh tế toàn cầu.

Giá dầu giảm 20% sẽ giúp tăng trưởng tăng 0,3-0,4% (Nguồn: báo cáo về nền kinh tế châu Âu, Credit Suisse).
Giá dầu giảm 20% sẽ giúp tăng trưởng tăng 0,3-0,4%
"Nếu là do giảm sút mạnh trong tăng trưởng toàn cầu thì lại là tiêu cực đối với châu Âu, đặc biệt không tốt cho tính phụ thuộc vào cầu bên ngoài khối của khu vực đồng euro”. Tuy nhiên, nếu một số hoặc tất cả thời điểm giảm giá do tăng cung, thực tế sẽ chứng minh đây là điều tích cực cho tăng trưởng.

Trong khối eurozone, Tây Ban Nha và Italia được hưởng lợi nhiều nhất về mặt thương mại vì năng lượng luôn chiếm tỷ lệ nhập khẩu tương đối cao với cả 2 nước.

Điều này sẽ tiếp tục hỗ trợ các nước chịu khủng hoảng tiếp tục cải thiện thặng dư cán cân vãng lai và giảm sự phụ thuộc vào nguồn tài chính bên ngoài.

Giảm lạm phát dọn đường cho chính sách nới lỏng mới?

Bất kỳ một chính sách nới lỏng tiền tệ nào đều tác động đến lạm phát. Mọi nỗ lực thực hiện cung tiền, hạ lãi suất hay giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc đều là vô nghĩa nếu lạm phát tăng nhanh do hiệu ứng lấn át đầu tư gây nên.

Cùng với lượng tăng của mức giá chung, chi phí sản xuất trong nước cũng tăng nhanh làm triệt tiêu động cơ đầu tư sản xuất. Kết quả là nỗ lực tăng sản lượng bằng nới lỏng tiền tệ bị lấn át bởi lượng giảm trong đầu tư. Do vậy thành bại của chính sách nới lỏng lần này nếu được ECB thực hiện sẽ phụ thuộc không nhỏ vào mức tăng của lạm phát.

Dầu thuộc nhóm năng lượng, luôn chiếm hơn 10% trong giỏ tính toán lạm phát HIPC của ECB. Thời điểm hiện giá dầu đang lao dốc là cơ hội tốt để một chính sách nởi lỏng ít bị lấn át bởi giảm sút đầu tư vì lạm phát tăng thấp hơn.

Dù muốn hay không vẫn sẽ có mức tăng lạm phát tương đối, các khoản vay nợ mà Troika sẽ trở nên dễ trả hơn. Đây là điều mà khu vực đồng tiền chung châu Âu phải đánh đổi.

Giá có đắt chừng nào thì ECB cũng cần thẳng thắn ra quyết định của mình. Lâu nay nhiều người quên mất ECB là một mô hình ngân hàng trung ương độc lập, có lẽ bởi sự phụ thuộc quá lớn vào ý chí của các nhà lãnh đạo EU.

Đi đầu khối là Đức và Pháp với ý muốn tiếp tục duy trì chính sách thắt lưng buộc bụng khiến cho một ECB gặp khó trong quyết sách quan trọng cứu thoát các nền kinh tế châu Âu khỏi vòng tròn luẩn quẩn của nợ nần, thiếu vốn, suy thoái kinh tế và thất nghiệp.

Cuộc nhóm họp của G20 mới đây tại Washington cũng ra sức kêu gọi Đức nới lỏng nền kinh tế trong nước hơn bằng kích cầu cũng như hy vọng sự đồng tình của Đức cho chính sách nới lỏng mới cùng tài khóa bớt thắt chặt hơn trong các nước eurozone sắp chạm đáy của suy thoái kinh tế.

Nguồn Dân Việt/CNBC


Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.

Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày

Tin mới