Hủy
Thế giới

Hy Lạp: Suy thoái đang giảm tốc

Thứ Ba | 13/08/2013 19:15

Số liệu ước tính nhanh về GDP quý II của Hy Lạp cho thấy tốc độ suy thoái sau 6 năm liên tiếp đang chậm lại.
 

Hôm qua 12/8, cơ quan thống kê Hy Lạp (Elstat) công bố ước tính nhanh về tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của quốc gia này. Theo đó, GDP của Hy Lạp giảm 4,6%, thấp hơn tốc độ suy giảm 5,6% trong quý đầu tiên năm 2013.

Đây là số liệu lạc quan hơn hẳn so với dự báo trước đó, khi cho rằng kinh tế Hy Lạp có thể suy giảm sâu hơn, khoảng 5% trong quý II.

Dấu hiệu tích cực còn đến từ ngân sách chính phủ. Nếu không tính nghĩa vụ nợ và những chi tiêu của chính quyền địa phương và quỹ hưu trí, thì ngân sách chính phủ trung ương "đã đạt thặng dư chính của 2,6 tỷ euro, trong giai đoạn từ giữa tháng 1 đến tháng 7/2013", thứ trưởng Bộ Tài chính Hy Lạp, Christos Staikouras cho biết trong một tuyên bố hôm qua 12/8.

Đồng thời, ông cũng hoan nghênh "kết quả tích cực của ngân sách trung ương, cho thấy xu hướng cải thiện trong khu vực tài chính công" và chứng tỏ rằng "mục tiêu thặng dư ngân sách của chính quyền trung ường vào cuối năm có thể đạt được". Hy Lạp hy vọng sẽ đạt được một thặng dư ngân sách chính quyền trung ương trong năm 2013 để bắt đầu "quá trình giảm nợ công.

Chìm trong cuộc khủng hoảng nợ, Hy Lạp đang trải qua năm suy thoái kinh tế thứ 6 liên tiếp. Cuối tháng 7 vừa qua, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã tung ra gói viện trợ thứ 5 cho Hy Lạp, với số tiền 1,72 tỷ euro.

Tổng cộng, bộ ba chủ nợ Troika (Ủy ban châu Âu, Ngân hàng Trung ương châu Âu và IMF) đã cấp gần 8,2 tỷ euro tiền viện trợ cho Hy Lạp từ năm 2010 đến nay, để đổi lấy các biện pháp cắt giảm chi phí mạnh mẽ hơn từ chính quyền Athens.

Hy Lạp sẽ phải cần cải cách hơn nữa trên cả 3 lĩnh vực: hành chính, thuế và tư nhân đồng thời một gói cứu trợ mới trong năm 2014 là rất cần thiết nếu quốc gia này muốn đạt được mục tiêu giảm nợ xuống còn 124% GDP vào năm 2020.

Cuối tháng 7, IMF ước tính các gói cứu trợ tiếp theo cho đến năm 20145 có thể lên đến 11 tỷ euro nhưng đổi lại Hy Lạp cũng như khu vực đồng tiền chung châu Âu cần có thêm những biện pháp cải cách "bổ sung" mạnh mẽ hơn.

Nguồn Dân Việt


Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.

Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày

Tin mới