Hủy
Thế giới

Lý do thực khiến chứng khoán toàn cầu tăng vọt

Thứ Hai | 20/05/2013 14:35

Sự phục hồi của chứng khoán toàn cầu chủ yếu do chương trình kích thích tiền tệ của các ngân hàng trung ương.
 

Chỉ số Dow Jones, chỉ số S&P 500 tăng cao kỷ lục trong năm nay và chỉ số Stoxx Europe 600 chạm mức cao nhất gần 5 năm trong khi chỉ số Nikkei của Nhật Bản cũng lên cao nhất 5 năm.

Vậy, điều gì khiến chứng khoán tăng mạnh? Triển vọng của kinh tế toàn cầu dường như không tác động nhiều. Số liệu kinh tế công bố gần đây cũng không theo một xu hướng cụ thể.

Tháng trước, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) hạ dự báo tăng trưởng toàn cầu năm nay từ 3,5% xuống 3,3%. Nếu triển vọng tăng trưởng toàn cầu được cải thiện, nhà đầu tư sẽ kỳ vọng vào các thị trường chứng khoán mới nổi. Giá cả hàng hoá thường tăng khi kinh tế được cải thiện nhưng theo The Economist, chỉ số của tất cả các hạng mục hàng hoá giảm 3,2% trong năm nay và các vật liệu công nghiệp giảm 7,1%.

Sự hồi phục của chứng khoán toàn cầu không phải do lợi nhuận tăng. Trong quý I/2013, kết quả kinh doanh của các công ty thuộc nhóm S&P 500 là tốt hơn dự báo và tăng 5,1% so với cùng kỳ năm trước. Nếu không tính các công ty tài chính, lợi nhuận chỉ tăng 2,6%.

Theo Morgan Stanley, tại châu Âu, kết quả kinh doanh quý đầu năm thấp hơn 3% so với cùng kỳ năm 2012, tương đương 7,3% (không tính các công ty tài chính).

Sự hồi phục của chứng khoán toàn cầu liên quan đến các cam kết của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) nhằm loại bỏ tình trạng giảm phát bằng việc tung gói kích thích kinh tế lớn.

Quyết định của BOJ khiến các nhà đầu tư kỳ vọng kinh tế Nhật Bản có thể tăng trưởng trở lại. Chính sách "Abenomics" (chính sách kích thích kinh tế của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe) trên thực tế đã kích thích tăng trưởng. Số liệu của chính phủ phát hành ngày 16/5 cho thấy GDP của Nhật Bản trong quý I tăng 0,9% so với quý trước, tăng 3,5% so với cùng kỳ năm ngoái.

Thị trường chứng khoán Tokyo tăng mạnh nhất trong tất cả các nước phát triển năm nay với chỉ số Topix 500 tăng 46% và 68% trong 12 tháng qua.
Chứng khoán Nhật Bản tăng mạnh nhất so với các thị trường khác

Động thái của BOJ là ví dụ điển hình nhất của chương trình mua tài sản bởi một ngân hàng trung ương. Chương trình này sẽ khiến lợi suất trái phiếu giảm và khuyến khích nhà đầu tư mua các tài sản rủi ro.

Tuy nhiên, theo Hans Lorenzen của Citigroup, chương trình này cũng giảm tổng nguồn cung các tài sản mà nhà đầu tư tư nhân có thể mua. Ông Lorenzen ước tính khối lượng của các chứng khoán tài chính đã giảm vài nghìn tỷ USD trong một năm khiến cho giá chứng khoán tăng cao hơn.

Quy mô chương trình của BOJ cũng có thể giảm bớt những lo ngại của nhà đầu tư về khả năng giảm quy mô gói nới lỏng định lượng (QE) của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed). Theo Lorenzen, chỉ số S&P 500 tăng hơn 70% trong thời kỳ Fed tung ra QE và giảm 15% khi Fed ngừng nới lỏng tiền tệ.

Lạm phát tăng chậm chủ yếu do giá hàng hoá giảm. Kỳ vọng lạm phát trên thị trường trái phiếu Mỹ (tính toán dựa trên chênh lệch lợi suất của các trái phiếu thông thường và trái phiếu ngừa lạm phát) đã giảm từ 2,64% tháng 9 năm ngoái xuống 2,33%. Hàng hoá rẻ hơn khiến thuế tại các nước giàu giảm và thúc đẩy nhu cầu tiêu dùng đối với các hàng hoá khác. Số liệu công bố gần đây cho biết, doanh số bán lẻ tại Mỹ tăng mạnh mặc dù chính phủ cắt giảm chi tiêu.

Lạm phát thấp khiến nhà đầu tư kỳ vọng các ngân hàng trung ương có thể vẫn tiếp tục duy trì chính sách kích thích tiền tệ và do vậy, giá cổ phiếu tăng nhanh hơn so với lợi nhuận.

Việc định giá thị trường chứng khoán có thể được đo lường bằng 2 cách: tương đối và tuyệt đối. Trong điều kiện tương đối, quy ước là để so sánh việc xác định giá trị cổ phiếu với trái phiếu chính phủ hoặc tiền mặt và tính toán phí bảo hiểm rủi ro (mức bảo hiểm cao hơn cho nhà đầu tư để sẵn sàng đổ tiền vào một thị trường nhiều biến động).

2 nhà nghiên cứu Fernando Duarte và Carlo Rosa của Fed tại New York phân tích 29 mô hình riêng biệt để tính toán phí bảo hiểm dự kiến trong 50 năm qua. Chỉ số bình quân gia quyền của các mô hình này cho thấy phí bảo hiểm rủi ro hiện nay là khoảng 5,4 điểm phần trăm, mức chi phí này tương đối cao khiến chứng khoán trở nên rẻ mạt.

Ngược lại, theo tính toán của Robert Shiller thuộc đại học Yale, tỷ suất giá trên lợi nhuận cổ phiếu được điều chỉnh của thị trường chứng khoán Mỹ (bao gồm lợi nhuận trung bình trong 10 năm qua) hiện nay là 23,3, cao hơn mức trunh bình lịch sử cho thấy lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu thấp.

Mặt khác, thị trường chứng khoán có thể hấp dẫn hơn nhiều so với trái phiếu chính phủ do lợi suất trái phiếu đặc biệt thấp. Tại Anh, Mỹ, Đức và Nhật Bản, lợi suất trái phiếu 10 năm đều dưới 2%.

Một khả năng khác khiến lợi nhuận có thể tăng cao hơn nữa, GDP của Mỹ đang ở mức cao nhất kể từ chiến tranh thế giới lần thứ 2. Có rất ít dấu hiệu cho thấy lợi nhuận sẽ giảm do lương tăng. Giá hàng hoá giảm làm giảm bớt áp lực chi phí. Đồng USD được sử dụng trong thương mại giảm 17,8% trong khoảng thời gian từ tháng 3/2009 đến tháng 7/2011 khiến giá trị của lợi nhuận nước ngoài tăng. Tuy nhiên, thương mại toàn cầu được dự báo tăng chậm, vì vậy lợi nhuận thu được từ nước ngoài có thể giảm.

Tuy nhiên, một cú sốc kinh tế hoặc địa chính trị có thể làm chệch hướng phục hồi của thị trường chứng khoán nhưng không phải thời điểm này.

Nguồn Economist/Dân Việt


Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.

Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày

Tin mới