Hủy
Thế giới

Mỹ muốn kiềm chế Trung Quốc bằng Sáng kiến Trấn an châu Á

Mạnh Đức Thứ Hai | 07/01/2019 08:35

Minh họa: WP

Hai đảng tại Mỹ đã đạt đồng thuận trong việc giải quyết sự trỗi dậy của Trung Quốc.
 

Từ sự nổi lên của Trung Quốc

Tổng thống Mỹ Donald Trump gần dây đã ký kết dự luật được lưỡng đảng ủng hộ có tên Đạo luật Sáng kiến ​​Trấn an châu Á (ARIA) gần đây là một phần của một loạt các biện pháp nhằm chống lại những thách thức bắt nguồn từ Trung Quốc.

Mối quan hệ giữa không êm đẹp giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới được thể hiện rõ trong các cuộc chiến thuế quan mới nổi trong sáu tháng qua, bất kể thỏa thuận 90 ngày hòa hoãn đã đạt được tại Hội nghị Thượng đỉnh G20 ở Buenos Aires, Argentina. Việc Mỹ áp mức thuế quan hơn 250 tỉ USD lên hàng hóa Trung Quốc đã bị Bắc Kinh đáp trả tương xứng, bất chấp mức thặng dư khổng lồ mà Trung Quốc đã hưởng trong những năm qua. Trong khi đó, cán cân thanh toán giữa Bắc Kinh và Washington hiện đã lên tới hàng ngàn tỉ USD.

Thứ hai, bằng việc áp dụng Học thuyết Monroe của riêng mình, Trung Quốc đã khẳng định ở Biển Đông và Biển Hoa Đông trong thập kỷ qua và sẵn sàng mở "hầu bao" để tăng cường ảnh hưởng trong khu vực châu Á và Ấn Độ - Thái Bình Dương. Điều này diễn ra bất chấp các nhà lãnh đạo Trung Quốc không có ý định quân sự hóa các khu vực này. Trong quá trình quân sự hóa này, Trung Quốc đã và đang đẩy lùi Mỹ và các nước khác ra khỏi Biển Đông.

My muon kiem che Trung Quoc bang Sang kien Tran an chau A
Tàu chiến Mỹ tại khu vực Biển Đông để trấn áp tham vọng của Trung Quốc. Ảnh: AP

Thứ ba, mặc dù Tổng thống Mỹ và nhà lãnh đạo Triều Tiên, Kim Jong Un đã thực hiện cuộc gặp thượng đỉnh tại Singapore năm ngoái, và mặc dù hai bên đạt đồng thuận về vấn đề phi hạt nhân hóa, tiến độ trong vấn đề này rất chậm. Mặt khác, ông Kim Jong Un đã gặp gỡ nhà lãnh đạo Trung Quốc ba lần giữa những báo cáo về việc Triều Tiên đang tăng cường phát triển các bộ phận tên lửa có thể tách ra khỏi hệ thống tên lửa tầm xa.

Thứ tư, việc Mỹ kiềm chế những tập đoàn viễn thông lớn của Trung Quốc như ZTE và Huawei với các cáo buộc lần lượt liên quan đến vi phạm lệnh trừng phạt Triều Tiên và Iran cho thấy xung đột Mỹ - Trung đã không chỉ dừng lại ở thương mại mà đã lan rộng sang các lĩnh vực khác như an ninh mạng và an ninh khu vực.

Hai đảng  Mỹ đã đạt đồng thuận trong việc giải quyết sự trỗi dậy của Trung Quốc, gọi Trung Quốc (và Nga) là đối thủ cạnh tranh trong Chiến lược quốc phòng mới của Mỹ năm ngoái, bài phát biểu của Phó Tổng thống Mỹ tại Viện Hudson - tất cả là nguyên nhân dẫn đến sự hình thành ARIA.

Liệu Mỹ có đạt được mục đích?

Trong bối cảnh đó, ARIA dự định củng cố vị trí lãnh đạo của Mỹ tại khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương bằng cách phân bổ 1,5 tỉ USD hàng năm trong 5 năm tới để củng cố mối liên kết chiến lược, kinh tế và ngoại giao của Mỹ. Với các lệnh trừng phạt đối với Iran, ARIA giúp Mỹ tăng cơ hội xuất khẩu năng lượng. Nước này cũng dự định sẽ bán vũ khí cho Đài Loan, Ấn Độ và những nước khác.

My muon kiem che Trung Quoc bang Sang kien Tran an chau A

Hiện tượng như ARIA không phải là mới. Dưới thời Chính quyền Obama, Chiến lược "xoay trục" và sau đó là chiến lược "tái cân bằng", có ý định theo đuổi mục tiêu tương tự nhưng không thành công, ngoại trừ việc triển khai thủy quân lục chiến Mỹ tại St. Darwin ở Úc. Ngoài ra, Đối thoại An ninh Tứ giác được hình thành vào 11.11. 2017 với Mỹ, Nhật Bản, Úc và Ấn Độ vẫn chưa định hình như một thể chế.

Tương tự như vậy, thông báo tài trợ 100 triệu USD cho các dự án cơ sở hạ tầng ở Ấn Độ-Thái Bình Dương mà Ngoại trưởng Mỹ, Mike Pompeo, tuyên bố gần đây khó có thể sánh được với hơn 80 tỉ USD mà Trung Quốc đầu tư vào các dự án Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường trong 5 năm qua.


Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.

Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày

Tin mới