Hủy
Thế giới

Những nền kinh tế khắc khổ nhất thế giới năm 2015

Thứ Ba | 03/03/2015 12:02

Theo Milton Friedman - người đoạt giải Nobel kinh tế năm 2014, "triệu chứng" của một nền kinh tế khắc khổ là lạm phát và tỷ lệ thất nghiệp đồng tăng cao.
 

Dựa trên quan điểm này, Bloomberg đưa ra một chỉ số mới - "chỉ số khắc khổ" (misery index) và tiến hành khảo sát trên 51 quốc gia và vùng lãnh thổ (gồm cả Eurozone) với số liệu tính đến ngày 27/2. Ngoài việc cho biết tình hình lạm phát và tỷ lệ thất nghiệp, chỉ số khắc khổ sẽ cho biết mức độ khó khăn khi sinh sống tại một đất nước.

Theo kết quả khảo sát, năm nay Venezuela, Argentina, Nam Phi, Ukraine và Hy Lạp sẽ là 5 nền kinh tế khắc khổ nhất thế giới.

 

Trong trường hợp của Ukraine, chiến tranh sẽ là yếu tố gây thiệt hại lớn nhất. Căng thẳng giữa quân đội chính phủ và lực lượng ly khai tại miền Đông Ukraine sẽ khiến trình trạng thất nghiệp trở nên trầm trọng hơn. Hiện nay, thu nhập bình quân theo đầu người của Ukraine chỉ đạt 8.494 USD.

Trong khi đó, lạm phát liên tục tăng cao do nội tệ mất giá. Mới đây theo nhận định của Giáo sư Steve Hanke thuộc Đại học Johns Hopkins, lạm phát ở Ukraine trên thực tế đã lên tới mức 272%, lạm phát ở Ukraine trên thực tế đã lên tới mức 272%, trong khi theo số liệu chính thức, lạm phát của nước này ở mức 28,5%.

Theo dự đoán của giới chuyên gia, tỷ lệ thất nghiệp và lạm phát của Ukraine có thể lần lượt tăng lên 9,5% và 17,5% trong năm nay.

Cùng chung số phận với Ukraine, Nga cũng là một trong 15 nền kinh tế khắc khổ nhất thế giới khi tỷ lệ lạm phát liên tục tăng cao do nội tệ trượt giá theo giá dầu và loạt đòn trừng phạt kinh tế của phương Tây.

Tuy nhiên những gì Ukraine và Nga đã và đang trải qua vẫn chưa thể so sánh với Venezuela, Argentina hay Nam Phi - 3 nước đứng đầu danh sách các nền kinh tế khắc khổ nhất thế giới năm 2015.

Trong đó, Venezuela đang phải chịu mức lạm phát ở 78,5% - gấp hơn 4 lần so với lạm phát của Ukraine. Mặt khác, đất nước này đang thiếu hụt nghiêm trọng nguồn cung hàng hóa tiêu dùng cơ bản.

Ngoài ra, một số quốc gia tại châu Âu cũng rơi vào danh sách những nền kinh tế khắc khổ nhất thế giới trong năm 2015, điển hình là nhóm 5 quốc gia "PIIGS". Cụ thể, Hy Lạp xếp thứ 5, Tây Ban Nha xếp thứ 6, Bồ Đào Nha xếp thứ 10, Italy xếp thứ 11, và Ireland xếp thứ 16.

5 năm trở lại đây, giới đầu tư đã rất quen thuộc với thuật ngữ "PIIGS" vốn để chỉ một số nước ở châu Âu, gồm Bồ Đào Nha, Italy, Ireland, Hy Lạp và Tây Ban Nha, có mức thâm hụt ngân sách lớn.

Indonesia là nước Đông Nam Á duy nhất rơi vào danh sách 15 nền kinh tế khắc khổ nhất thế giới, theo kết quả khảo sát.

Nguồn DVO/ Bloomberg


Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.

Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày

Tin mới