Hủy
Thế giới

Nợ trên GDP của châu Á vượt giai đoạn khủng hoảng 1997

Thứ Sáu | 24/05/2013 16:30

Nguồn tín dụng rẻ nhờ chính sách nới lỏng tiền tệ bên ngoài đang kích thích các nước châu Á vay nợ nhiều hơn để kích thích tăng trưởng kinh tế.
 

Sau một thời gian dài hạn chế vay nợ kể từ khủng hoảng tài chính những năm 1990, các nước châu Á lại bắt đầu tăng cường vay nợ để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế - xu hướng hoàn toàn trái ngược với Mỹ và châu Âu.

Gánh nặng nợ nần ở các nền kinh tế mới nổi châu Á (tính bằng nợ công và nợ tư nhân trên GDP) hiện đã vượt năm 1997 khi châu Á rơi vào cuộc khủng hoảng kéo dài vài năm. Theo số liệu của hãng kiểm toán McKinsey, tỷ lệ nợ trên GDP của châu Á tăng lên 155% vào giữa 2012, từ 133% năm 2008.

Tỷ lệ nợ trên GDP các nước châu Á có xu hướng tăng mạnh.
Tỷ lệ nợ trên GDP các nước châu Á có xu hướng tăng mạnh.
Trung Quốc - nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới – đi đầu trong xu hướng vay nợ để thúc đẩy tăng trưởng. Tỷ lệ nợ trên GDP của nước này giữa 2012 là 183%, so với 153% năm 2008. Chuyên gia tại Nomura, Zhiwei Zhang, cho biết, tỷ lệ nợ trên GDP của Trung Quốc đang tăng nhanh hơn và vượt 200%.

Các công ty quốc doanh và chính quyền địa phương ở Trung Quốc đang ra sức vay nợ khiến nhiều chuyên gia và giới chức Trung Quốc lo ngại nước này có thể vỡ nợ hoặc tăng trưởng kinh tế chậm hơn nữa. Các vấn đề kinh tế của Trung Quốc sẽ nhanh chóng lan sang các nước châu Á và rộng hơn nữa.

"Hệ thống tài chính Trung Quốc vẫn tương đối mong manh và tổn thương. Tôi cho rằng sẽ không xảy ra khủng hoảng tài chính lúc này nhưng có rất nhiều chông gai phía trước”, cố vấn ngân hàng trung ương Trung Quốc Yu Yongding cho biết.

Một số chuyên gia lo ngại xu hướng vay nợ nhiều có thể dẫn đến một cuộc khủng hoảng mới hoặc ít nhất sẽ cản trở tăng trưởng của một số nền kinh tế vốn tăng trưởng nhanh nhất thế giới.

Tuy nhiên, đa số chuyên gia cho rằng, với chỉ ít chuyên gia cho rằng, các ngân hàng và thị trường tín dụng châu Á ngày nay đã phát triển vững hơn nhiều so với những năm 1990. Sự phát triển này có thể cho phép các nước vay nợ nhiều hơn mà không ảnh hưởng tới đà tăng trưởng kinh tế.

Nguồn WSJ/Dân Việt


Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.

Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày

Tin mới