Hủy
Thế giới

Nới lỏng tiền tệ của Nhật Bản đe dọa thị trường châu Á mới nổi

Thứ Bảy | 27/04/2013 14:05

Theo Market Insight, phần lớn số tiền Nhật Bản bơm ra sẽ chảy về thị trường châu Á mới nổi, trong khi ở đây đang dư thừa thanh khoản.
 

Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) đã đổ thêm dầu vào lửa khi họ dự định trong vòng 2 năm tới, sẽ bơm 1,4 nghìn tỷ USD vào hệ thống, và thậm chí nhiều hơn bởi chính phủ đang nỗ lực để đạt được mục tiêu lạm phát đề ra.

Số tiền này có cứu được nền kinh tế đình đốn của Nhật Bản hay không thì vẫn còn là điều nghi ngờ. Vấn đề ở đây không phải là tiền mà là cấu trúc. Phần lớn số tiền sẽ chảy ra bên ngoài, tới nơi ít cần đến nó nhất: đó là khu vực các nền kinh tế châu Á mới nổi. Khu vực này, bao gồm cả Trung Quốc đang thừa thanh khoản nên hành động của BOJ như càng tạo thêm sóng cho biển vốn đã đủ sự ồn ào. Điều này sẽ tạo áp lực lạm phát, nhưng cũng có thể đi kèm với nó là các bong bóng tài sản.

Cho đến gần đây, các nền kinh tế châu Á mới nổi đã tìm kiếm hy vọng và sự thay đổi lớn nhắm đến sự phục hồi của nước Mỹ, bằng các biện pháp đủ mạnh. Một mặt, nhu cầu đang trên đà hồi phục ở Mỹ hứa hẹn là cứu cánh cho các công ty xuất khẩu khu vực một thời gian dài lẹt đẹt. Mặt khác, nước Mỹ tăng trưởng mạnh hơn còn có nghĩa chương trình nới lỏng định lượng của Cục Dự trữ Liên bang (Fed) sắp tới hồi kết thúc. Dù được sự chào đón của các quan chức châu Á, những người tìm cách ngăn dòng tiền chảy vào quá mức và các tác động không mong muốn như nợ cao và tỷ giá thay đổi, các nhà đầu tư vẫn phải đặt trước câu hỏi lớn liệu tỷ giá đồng USD cao hơn có báo hiệu một sự dừng lại bất ngờ cho những cuộc dạo chơi dễ dãi của họ những năm qua.

Nhưng họ không cần phải lo, chương trình nới lỏng định lượng đầy tham vọng mới của BOJ cuối cùng cũng sẽ bù đắp cho việc Fed dần dần thắt chặt chính sách. Hãy nhìn lại quá khứ, khoản nợ khổng lồ của châu Á những năm 1990 cũng được sự giúp đỡ hào phóng của BOJ. Còn với Nhật Bản, sau khi bong bóng tài sản nổ tung, BOJ tìm cách hạn chế ảnh hưởng bằng việc hạ lãi suất. Fed, vật lộn với cơn suy thoái sâu và cuộc khủng hoảng cho vay và tiết kiệm, cũng chọn cách làm tương tự. Điều không thể tránh khỏi là vốn chảy vào các nền kinh tế châu Á mới nổi.

Năm 1994, Fed đã gây sốc cho thị trường trái phiếu bằng cách bất ngờ tăng lãi suất. Nhưng USD tăng giá không giúp ích được gì nhiều. Các ngân hàng Nhật Bản, đã lấy đi cơ hội tạo ra lợi nhuận của nền kinh tế Mỹ đang trong thời điểm suy thoái, và tiếp tục đầu tư vào các nước láng giềng khác nữa. Chỉ khi Nhật Bản bắt đầu rơi vào cuộc suy thoái đầu năm 1997, và những khoản cho vay đáng ngờ lũy kế trên bảng kết toán của họ, các ngân hàng Nhật Bản bắt đầu rút ra khỏi khu vực, càng làm trầm trọng thêm tình hình thiếu hụt thanh khoản có thể dẫn đến một cuộc khủng hoảng lớn hơn.

Một lần nữa vào những năm 2000, khi chương trình nới lỏng của BOJ đến chu kỳ trở lại của nó đã tạo ra một cú huých dù tỷ giá đồng USD cao hơn. Kết quả là, bảng kết toán của họ đã phình to từ gần 20% GDP lên 31% GDP trong vòng 5 năm kế tiếp. Dù điều này giúp ổn định nền kinh tế, nhưng quá nhiều tiền được bơm vào mà phần lớn lại đi ra nước ngoài dưới dạng kinh doanh chênh lệch lãi suất đồng yên. Khu vực châu Á mới nổi, vẫn lún sâu trong khủng hoảng, vì vậy đã nhận được sự giúp đỡ trở lại. Ngay cả khi Fed bắt đầu nâng tỷ giá vào năm 2004 – thêm 425 điểm cơ bản trong vòng 2 năm sau đó – thanh khoản vẫn dư thừa trên toàn khu vực và các ngân hàng đã có thể đẩy mạnh cho vay trở lại.

Và hiện tại ngay cả nếu Fed có giảm bớt các chương trình mua tài sản vào cuối năm nay hoặc năm sau, vốn chưa có gì là đảm bảo cả, hành động của BOJ sẽ làm giảm tác động của việc tỷ giá đồng USD cao hơn. Người ta dự đoán BOJ sẽ tăng quy mô bảng kết toán của họ từ 35% GDP như hiện tại lên khoảng 60% vào cuối 2014. Tuy nhiên, trước khi giảm phát thực sự bị đẩy lùi, con số trên có thể chưa dừng lại ở đó.

Thanh khoản dồi dào sẽ tiếp tục đổ về khu vực châu Á mới nổi. Các thị trường nhiều khả năng cảm nhận được tác động nhanh nhất là Thái Lan, Malaysia và Indonesia, vốn từ lâu có mối liên hệ chặt chẽ với hệ thống tài chính Nhật Bản. Việt Nam và Philippines, cũng như Ấn Độ , cũng có thể cảm nhận được một cú huých lớn. Thậm chí Trung Quốc, dù ẩn mình đằng sau bức tường kiểm soát vốn, cũng không miễn nhiễm. Tiền, sau cùng, có thể kết luận là có thể thay thế được, và chương trình nới lỏng của Fed đã cho thấy họ sẽ không do dự hướng đến nơi nào có lợi ích cao nhất.

Tuy nhiên, ở đây cần một chút kiên nhẫn. Các vòng quay tiền tệ cần phải có thời gian. Cho đến giờ, chỉ có các kỳ vọng đã kéo lợi suất xuống thấp hơn và đẩy giá tiền tệ cao hơn trên khắp châu Á. Nhà đầu tư Nhật vẫn chưa có động thái gì, được đưa ra vào lúc này để vượt qua cơn bão giá tài sản địa phương đang leo dốc.

Nhưng như các chương trình nới lỏng tương tự trước đó, những điều này cuối cùng rồi sẽ tự suy tàn, và các nhà đầu tư sẽ hướng đến những cơ hội hứa hẹn ở nhiều nơi khác. Hãy chờ đợi quý tiếp theo trước khi những dòng nước xiết bắt đầu chảy.

Các nhà đầu tư, tóm lại, có thể yên tâm nghỉ ngơi khi mà dòng tiền khổng lồ đổ vào châu Á sẽ không bị teo tóp đi. Còn các quan chức, thì lại có thêm lý do để lo lắng, cho việc số tiền này cuối cùng sẽ thúc đẩy cho lạm phát và giá tài sản, lên những độ cao chóng mặt.


Nguồn FT/Dân Việt


Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.

Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày

Tin mới