Hủy
Thế giới

Phố Wall dõi theo Fed và ECB trong tuần này

Thứ Hai | 05/05/2014 09:52

Bài làm chứng của chủ tịch Fed trước hội đồng lập pháp và cuộc họp chính sách của ECB sẽ là tâm điểm chính.
 

Thị trường cũng sẽ dõi theo các khảo sát về PMI trên toàn thế giới vào đầu tuần để xem mức tăng trưởng của kinh tế toàn cầu khi bước vào quý II.

Xung đột giữa quân đội Ukraine và nhóm ly khai thân Nga ở phía đông ngày càng căng thẳng và xấu đi có khả năng sẽ tiếp tục tác động mạnh đến thị trường.

Trong khi đó một số ngân hàng trung ương lớn sẽ họp chính sách vào tuần này.

Chủ tịch của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) Mario Draghi và Hội đồng quản lý sẽ họp chính sách với một một chút áp lực khi lạm phát thấp tăng nhẹ cho thấy sự phục hồi trên diện rộng nhưng dễ bị đổ vỡ.

Điều khiến thị trường tài chính hứng thú là khả năng ECB sẽ thực hiện gói nới lỏng định lượng trong tương lai và tác động của làn sóng vốn lên giá của các tài sản. Lạm phát của khu vực đồng euro tăng lên 0,7% trong tháng 4, thấp hơn nhiều so với mức mục tiêu 2% của ECB và rơi vào khu vực nguy hiểm.

Trong khi đó, euro là đồng tiền rất mạnh. Theo thăm dò của Reuters, nếu euro tăng lên 1,4 USD/EUR thì ECB sẽ phải hành động ngay. Tuy nhiên, một số ít nhà đầu tư và phân tích cho rằng, yên sẽ làm suy yếu euro. Hiện tại, chính sách của khu vực này có thể sẽ vẫn được duy trì dựa trên quan điểm cho rằng, phần lớn khu vực đồng euro đang phục hồi và lạm phát sẽ tiếp tục giảm thấp.

Janet Yellen, chủ tịch của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ làm chứng trước Ủy ban kinh tế của Quốc hội vào ngày 7/5, có thể bao gồm một cuộc thảo luận về xu hướng tích cực của quá trình phục hồi nhưng khẳng định sự cần thiết của chính sách hiện tại trong việc khuyến khích tăng trưởng việc làm bền vững.

Kinh tế Mỹ gần như không tăng trưởng trong quý I mặc dù các số liệu về chi tiêu tiêu dùng và sản lượng công nghiệp đều cho thấy triển vọng lạc quan. Tăng trưởng việc làm tăng nhanh nhất trong hơn 2 năm trong tháng 4, tỷ lệ thất nghiệp xuống mức thấp nhất trong 5,5 năm ở 6,3%, dự báo rằng, hoạt động kinh tế sẽ phục hồi mạnh mẽ trong quý II.

Ngân hàng Anh cũng sẽ họp trong tuần này nhưng dự báo là sẽ không đưa ra sự thay đổi nào về chính sách nhờ kinh tế đã đạt được đà phục hồi mạnh mẽ, lạm phát dưới mức mục tiêu. Tuy nhiên, một lo ngại đang dấy lên là sự quay trở lại của bong bóng bất động sản tại nước này.

Tại các thị trường mới nổi, các ngân hàng trung ương ở Hàn Quốc, Indonesia, Malaysia, Philippines, Cộng hòa Séc, Phần Lan và Peru đều được dự đoán là sẽ duy trì chính sách hiện tại. Ngân hàng Nhật Bản vẫn giữ vững lập trường sau khi họp chính sách ngày 30/4, có thể là do muốn chờ đợi những làn sống do đợt tăng thuế gần đây gây ra lắng xuống.

Trong khi đó, số liệu xuất khẩu và nhập khẩu của Trung Quốc dự báo sẽ thể hiện sự cải thiện trong tốc độ tăng trưởng hàng năm của nước này. Kinh tế Trung Quốc tăng trưởng với tốc độ chậm nhất trong 18 tháng trong quý I do những nỗ lực cải cách của chính phủ và nhu cầu xuất khẩu giảm.

Tuy nhiên, Thủ tướng Lý Khắc Cường cho biết, chính phủ sẽ không thay đổi chính sách để vực nền kinh tế đi lên hay ổn định thị trường tiền tệ biến động, mặc dù đang ở trong giai đoạn tái cơ cấu.

Chỉ số HSBC/Markit PMI của Trung Quốc, chỉ số phi sản xuất ISM của Mỹ và chỉ số PMI dịch vụ của khu vực đồng euro và Anh cũng sẽ được công bố trong tuần này.

Nguồn Theo DVO/ Reuters


Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.

Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày

Tin mới