Slovenia và Luxembourg: 2 quả bom nổ chậm tiếp theo của châu Âu
Với dân số nửa triệu người sống trên một mảnh đất nhỏ màu mỡ nằm giữa Bỉ, Pháp và Đức, Luxembourg là một trong những quốc gia yên tĩnh và giàu có nhất châu Âu, cũng như hội tụ đủ mọi điều kiện để trở thành trung tâm tài chính của khu vực. Tuy nhiên, trong mắt các cơ quan quản lý và chính trị gia châu Âu, các ngân hàng của Luxembourg lại bị coi là quả bom nổ chậm tiếp theo của khối 17 quốc gia châu Âu (eurozone).
Sau cuộc giải cứu đầy vất vả cho Síp hồi cuối tháng 3 vừa qua, các quan chức châu Âu bắt đầu đưa ra những so sánh đáng lo ngại về ngành công nghiệp tài chính quá khổ của Luxembourg và Síp.
Chủ tịch Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB), ông Mario Draghi, hôm 4/4 cảnh báo: "Những kinh nghiệm gần đây cho thấy các quốc gia có ngành ngân hàng lớn hơn nhiều lần so với quy mô kinh tế chính là những quốc gia dễ tổn thương nhất". Ông Draghi cũng cho rằng sở dĩ khủng hoảng tài chính có thể nhấn chìm các quốc gia này đơn giản vì quy mô ngân hàng của họ quá lớn.
những quốc gia dễ tổn thương nhất".
Mặc dù chính phủ Luxembourg liên tục khẳng định ngành công nghiệp ngân hàng của họ an toàn hơn so với Síp và một cuộc khủng hoảng nếu có nổ ra chỉ gây ảnh hưởng nhẹ cho nền kinh tế, song các con số thống kê cho thấy các ngân hàng Luxembourg có quy mô lên tới 44 tỷ USD, gấp 22 lần sản lượng kinh tế hàng năm. Điều này cũng giúp Luxembourg trở thành quốc gia có thu nhập bình quân đầu người cao nhất châu Âu.
Luxembourg cũng là trung tâm hội tụ lớn thứ 2 thế giới đối với các quỹ đầu tư. Ước tính có khoảng 3.800 quỹ đầu tư, trị giá trên 3,2 nghìn tỷ USD - cao gấp 55 lần tổng sản phẩm quốc nội (GDP) đất nước, đang tập trung ở đây. Luxembourg có 141 ngân hàng, 5 trong số đó là ngân hàng trong nước, còn lại chủ yếu là ngân hàng nước ngoài.
Thủ tướng Jean-Claude Juncker cho rằng không có sự tương đồng giữa Luxembourg và Síp bởi Luxembourg có nợ tương đối nhỏ, và chính phủ đủ khả năng để đứng ra bảo lãnh cho các ngân hàng bán lẻ. Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) trước đó cũng cho rằng các ngân hàng của Luxembourg là tương đối khỏe mạnh và có đủ vốn để chống chọi khủng hoảng. Các ngân hàng trong nước của Luxembourg chủ yếu là các công ty con hoặc chi nhánh của các ngân hàng nước ngoài. Điều này có nghĩa mối nguy hiểm đến từ các khoản đặt cược mạo hiểm ở bên ngoài là có thể tránh được.
Tuy nhiên, IMF vẫn kêu gọi Luxembourg nên tăng cường giám sát các lĩnh vực tài chính và
Luxembourg và Slovenia đang trở thành mối nguy mới của châu Âu, sau Síp. |
Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng trong trường hợp khủng hoảng nổ ra trên quy mô lớn, rõ ràng chính phủ Luxembourg sẽ không thể đối phó. Theo các chuyên gia, bí mật thành công của ngành tài chính Luxembourg chủ yếu nằm ở các quy định lỏng lẻo và thuế suất thấp. Điều này biến Luxembourg thành một thiên đường thuế và rửa tiền, tương tự như Síp.
Mặc dù đã có nhiều sửa đổi dưới áp lực của các đối tác châu Âu, song các nhà phê bình cho rằng ngành công nghiệp tài chính Luxembourg vẫn còn thiếu tính minh bạch cần thiết.
Trong khi Luxembourg được coi là "quả bom hẹn giờ" của châu Âu sau Síp, Sovenia cũng là một mối nguy lớn với khu vực theo như nhận định của các nhà kinh tế. Trong cuộc khảo sát mới đây của Bloomberg, các nhà kinh tế nhận định Slovenia là quốc gia có tốc độ suy thoái nhanh nhất trong khu vực eurozone, chỉ sau Síp.
Hiện tại, hệ thống ngân hàng cũng là điểm yếu của Slovenia. Theo Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), Slovenia có thể phải cần một số tiền đáng kể để đại tu các ngân hàng đang gặp khó khăn của mình. Chính phủ Slovenia mới đây cũng cam kết thực hiện kế hoạch thắt lưng buộc bụng đầy tham vọng, song nền tài chính của quốc gia này vẫn chưa thực sự bền vững. Ước tính, sự suy thoái của các ngân hàng, cùng gánh nặng nợ xấu đang chiếm tới 1/5 sản lượng kinh tế Slovenia.
OECD cảnh báo Slovenia có thể sẽ phải đối mặt với những vấn đề nghiêm trọng trong hệ thống ngân hàng nếu chính phủ không có biện pháp khẩn cấp để đối phó. OECD cũng cảnh báo nợ quốc gia Slovenia có thể tăng gấp đôi và vượt quá GDP đất nước.
OECD nhận định nếu chính phủ Slovenia không nhanh chóng đại tu các ngân hàng, thì người dân sẽ là người phải chịu tổn thất nặng nề nhất, tương tự những gì đã diễn ra ở Síp.
Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.
Theo dõi Nhịp Cầu Đầu Tư