Hủy
Thế giới

Tài chính châu Á vẫn đối mặt với nguy cơ suy thoái

Thứ Tư | 28/03/2012 13:50

Theo Phó Tổng Giám đốc IMF, mức độ thương mại và hòa nhập tài chính cao làm châu Á dễ bị tổn thương trước các nguy cơ của kinh tế toàn cầu.
 

Ngày 27/3, phát biểu tại thủ đô Bangkok của Thái Lan, Phó Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Naoyuki Shinohara nhận định, châu Á đã có được động lực tăng trưởng kinh tế mạnh, nhưng thương mại và tài chính của châu lục này vẫn đối mặt với những nguy cơ suy thoái.

Ông Shinohara nhấn mạnh, thế giới đang đi trên con đường rất hẹp để phục hồikinh tế.

Nền kinh tế thế giới tuy đã tránh được nguy cơ tái suy thoái, nhưng vẫn rất cầnđộng lực mới để tăng trưởng do hệ thống tài chính vẫn dễ đổ vỡ, nợ công và thấtnghiệp cao ở nhiều nước và giá dầu luôn biến động ở mức cao.

Tăng trưởng kinh tế châu Á đã có được động lực mới do sự gia tăng nhu cầu trongnước của các nước châu Á mới nổi và niềm tin tiêu dùng tăng.

Dòng vốn nước ngoài đổ vào châu Á tuy vẫn biến động, nhưng đã phục hồi vào năm2012. Nhờ đó, thị trường tiền tệ và cổ phiếu ở châu lục này đã phục hồi đượcnhững tổn thất hồi cuối năm 2011.

Những nền tảng vững chắc đảm bảo nhu cầu trong nước tăng như việc làm tăng mạnhcũng hỗ trợ tăng trưởng kinh tế của châu Á. Đầu tư công lớn hơn cũng góp phầnthúc đẩy nhu cầu trong nước của nhiều nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông NamÁ (ASEAN).

Tuy nhiên, Phó Tổng Giám đốc IMF Shinohara cảnh báo quy mô, mức độ thương mại vàhòa nhập tài chính cao đồng nghĩa với việc châu Á dễ bị tổn thương trước cácnguy cơ suy thoái lớn của nền kinh tế toàn cầu.

Tính theo giá trị gia tăng, các nền kinh tế châu Á quy mô nhỏ có tới hơn 33%Tổng sản phẩm nội địa (GDP) gắn với nhu cầu bên ngoài châu Á, chủ yếu là các thịtrường truyền thống Mỹ và châu Âu. Nhu cầu này giảm mạnh sẽ tác động nghiêmtrọng đến các hoạt động kinh tế của châu Á.

Sự tham gia ngày càng tăng của nước ngoài vào các thị trường tài chính châu Á đãtăng lên mạnh mẽ trong thập kỷ qua, trong đó chiếm tới 35% thị trường trái phiếuIndonesia.

Hiện trạng này cũng đồng nghĩa với việc hệ thống tài chính châu Á không chỉ ngàycàng dễ bị tổn thương hơn trước các nguy cơ từ dòng vốn dễ biến động của nướcngoài, mà còn cả những nguy cơ cũng đang tăng lên bắt nguồn từ tăng trưởng kinhtế và lạm phát ở châu Á.

Trong bối cảnh này, các nhà hoạch định chính sách của châu Á đứng trước nhiệm vụkhó khăn là xác định quy mô tài chính cần thiết để đảm bảo hỗ trợ tăng trưởng ổnđịnh, không lạm phát.

Trong khi nguy cơ suy thoái nghiêm trọng vẫn tồn tại, các nhà hoạch định chínhsách châu Á cần cảnh giác khi xuất hiện các dấu hiệu tồi tệ mới từ bên ngoàichâu lục này.

Nguồn Vietnam+


Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.

Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày

Tin mới