Hủy
Thế giới

Thái Lan – kẻ thua cuộc trong Cộng đồng kinh tế ASEAN?

Chủ Nhật | 26/08/2012 09:08

Cộng đồng Kinh tế ASEAN hình thành với việc lao động và hàng hóa lưu chuyển tự do hơn liệu có làm Thái Lan chật vật?
 

Bộ trưởng tài chính Thái Lan đã gửi thông điệp đến tất cả thànhviên bỏ phiếu chống – những người tin rằng Thái Lan sẽ là kẻ thua cuộc khi kếhoạch xây dựng cộng đồng kinh tế mới trong khu vực được hoàn tất vào năm 2015 –rằng:

Các nhà kinh tế đã tranh luận dài dài rằng nền kinhtế lớn thứ 2 Đông Nam Á này liệu có chật vật khi Cộng đồng Kinh tế sẽ đi vào hoạt động trongvài năm tới, tạo ra thị trường tài chính thống nhất hơn, c   ho phép lao động di chuyển tự do hơn, thủ tục hải quan thuận lợi hơn và lưu chuyển hàng hóa vàgiao thông tự do hơn cho một khu vực với 600 triệu người tiêu dùng.

Mối lo ngạicủa một số nhà đầu tư tại Thái Lan hiện nay là những thuận lợi AEC mang lại cùng với các biện phápkhác nhằm thắt chặt hơn nữa các nền kinh tế Đông Nam Á sẽ giúp các nước nhỏ hơnhoặc kém phát triển như Campuchia, Lào và Myanmar trở nên hấp dẫn hơn, cho phépcác nước này thu hút một phần đầu tư từng được đổ vào Thái Lan.

Những mối lo ngại như vậy lại một lần nữa rõ hơn vào hồicuối tháng trước khi Phòng Thương mại Nhật Bản (JCC) và Tổ chức Ngoại thương Nhật Bản (Jetro) tại Bangkok công bốkết quả khảo sát, cho thấy số công ty Nhật Bản tại Thái Lan đang xem xét đặtcơ sở sản xuất tại các nước khác ở Đông Nam Á ngay khi AEC có hiệu lực, dự tínhvào năm 2015.

Bên cạnh đó, tờ của Thái Lan cũng lưu ý rằng Thái Lan “sẽ cần cải tiến ở nhiều lĩnh vực” để trởnên hấp dẫn hơn với các công ty nước ngoài hoặc “sẽ phải đối mặt với tình trạngnguồn vốn đầu tư ngoại giảm và thậm chí là sự di chuyển cơ sở sản xuất từ Thái Lan sang các nước kháctrong khu vực”.

Tuy nhiên, Bộ trưởng Tài chính Thái Lan Kittiratt Na-Ranongđã xua tan những mối lo ngại này khi phát biểu rằng nếu các công ty Nhật Bản muốn rời khỏi Thái Lan, thì họ đã làm ngaysau cơn lũ lịch sử hồi năm ngoái. Ông còn cho biết thêm 99,5% số công ty chịu ảnhhưởng vẫn ở lại Thái Lan và đầu tư của Nhật Bản vào Thái Lan tiếp tục tăng.

Trong 7 tháng qua, số đơn xin cấp phép đầu tư của các côngty Nhật Bản tăng 51%so với cùng kỳ năm ngoái.

Thái Lan vẫn là trung tâm đầu tư của Nhật Bản tại Đông Nam Á.Và về AEC “tôi không nghĩ Thái Lan sẽ là người thua cuộc. Chúng tôi vẫn sẽ giữđược hầu hết các nhà đầu tư tại Thái Lan”, ông Kittiratt Na-Ranong cho biết.

Trong số 374 công ty Nhật Bản tại Thái Lan được JCC-Jetrokhảo sát, 49% cho biết họ chưa có kế hoạch thay đổi sản xuất tại Thái Lan trướcsự kiện AEC. Nhưng 29% cho biết họ sẽ xem xét Myanmar để đặt cơ sở sản xuấttrong tương lai, và 21% cho biết họ đang cân nhắc Indonesia.

Theo ông Kittiratt, việc một số nhà đầu tư đang để mắt đếnMyanmar là điều bình thường vì đây là thị trường với 60 triệu dân và đang tiếnhành cải tổ sâu rộng nhằm hiện đại hóa nền kinh tế. Indonesia cũng vậy – đây làthị trường mới với 250 triệu dân và cũng đang tiến hành mở cửa.

Dù điều gì xảy ra đi chăng nữa, nhưng rõ ràng kế hoạch củacác công ty Nhật Bản đóng vai trò rất quan trọng đối với tương lai của Thái Lan.

Cáccông ty Nhật Bản từ lâu đãlà các nhà đầu tư chiếm ưu thế ở Thái Lan, sử dụng Thái Lan làm cơ sở sản xuấtchính sản phẩm xe hơi và các sản phẩm khác bán tại thị trường nội địa và xuấtkhẩu ra khắp thế giới.

Năm 2011, đầu tư của các công ty Nhật Bản chiếm 57% tổnggiá trị đầu tư nước ngoài được cấp phép của Cục Đầu tư Thái Lan (BOI); theo sốliệu của BOI công bố trong tháng 7, tỷ trọng này của Nhật Bản tăng lên 62% trong 6 thángđầu năm nay.

Bất chấp thảm họa lũ lụt hồi năm ngoái, ước tính gây thiệthại khoảng 45,7 tỷ USD, nhưng hầu hết các công ty Nhật Bản lạc quan về tăng trưởng của Thái Lan trong quý II năm nayvới 83% số công ty Nhật Bản dự báo vẫn có lãi và 70% cho biết hoạt động kinh doanh đang tiếntriển tốt.

Tháng 4, Toshiba Corp đã công bố kế hoạch di chuyển cơ sởsản xuất chip từ phía bắc Bangkok sang tỉnh Prachinburi, cách Bangkok 100 dặmvề phía đông bắc - khu vực có ít hơn hệ thống sông ngòi. Canon Inc. mới đâycũng đang xây dựng cơ sở sản xuất mới tại tỉnh này.

Tuy nhiên, nhiều nhà đầu tư Nhật Bản cũng bày tỏ mối lo ngại vềphản ứng chậm chạp và không đầy đủ của chính phủ Thái Lan trước thảm họa lũ lụthồi năm ngoái, và nhiều nhà phân tích dự đoán rằng ít nhất một số họ sẽ rời khỏiThái Lan ngay khi các nước Đông Nam Á hợp nhất hơn nữa và khi việc thành lập cơsở sản xuất tại các nước khác trong khối dễ dàng hơn.

Khảo sát của JCC-Jetro cũng cho thấy nhiều mối lo ngạikhác, đáng kể là về vấn đề lao động. Tình trạng thiếu lao động và chi phí laođộng tăng do quyết định tăng lương tối thiểu mới đây của Thái Lan là những vấn đề quantrọng nhất mà các nhà đầu tư Nhật Bản nêu ra trong cuộc khảo sát – 65% số công ty được hỏi cho biết đâylà những yếu tố ảnh hưởng xấu đến hoạt động kinh doanh và lợi nhuận của họ.

Chủ tịch Jetro, ông Setsuo Iuchi, cho biết “Thái Lan có cơsở hạ tầng tốt, các ngành công nghiệp phụ trợ hiệu quả và nhiều ưu đãi củachính phủ, nhưng thiếu lao động và chi phí tăng đang là những vấn đề đau đầu”.

Một số doanh nghiệp Nhật Bản đã chuyển những mảng sảnxuất cần nhiều lao động trong chuỗi cung ứng của họ sang Campuchia. Đồng thời,các công ty khác của Nhật Bản cũng đang xem xét một số nước khác trong khu vực.

Chắc chắn không phải tất cả mọi người đều tin rằng AEC sẽ diễnra đúng như dự kiến, và chính phủ Thái Lan có thể sẽ có những phản ứng tích cựchơn cùng với việc đưa ra nhiều hơn các ưu đãi để thu hút các nhà đầu tư nướcngoài. Hơn nữa, ông Kittiratt cũng tin rằng về dài hạn AEC sẽ mang lại lợi íchcho Thái Lan.

“Lý do chúng tôi hội nhập là vì việc này sẽ có lợi cho tấtcả các nước. Tất cả các nước đều là người thắng cuộc ngay khi AEC ra đời, giúpASEAN trở thành một thị trường lớn hơn, rộng hơn với sức mua mạnh hơn”, ôngKittiratt nói.

Nguồn Khampha


Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.

Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày

Tin mới