Hủy
Thế giới

Thành phố nào của Mỹ sẽ nối gót Stockton vỡ nợ?

Thứ Năm | 28/06/2012 10:30

Stockton, bang California của Mỹ với số dân 292.000 người có thể coi là thành phố tuyên bố vỡ nợ lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ cho tới thời điểm này.
 

Nguyên nhân là do vỡ bong bóng bất động sản làm cạn kiệt nguồn thu thuế, và chi phí trả lương hưu cao khiến ngân sách thành phố Stockton thâm hụt 26 triệu USD. Tình trạng phá sản đạt đến đỉnh điểm sau khi cuộc đàm phán giữa chính quyền Stockton với các chủ nợ kéo dài từ tháng 3 thất bại.

Thành phố Stockton đệ đơn xin bảo lãnh vỡ nợ trong tuần này là dấu hiệu cảnh báo Mỹ về các nguy cơ trong lĩnh vực tài chính đối với các thành phố trực thuộc Trung ương.

Tin tốt là Detroit và một số thành phố lớn khác của Mỹ không phải đối mặt với nguy cơ sắp phá sản hay khủng hoảng tài chính. Tuy nhiên, nhiều thành phố khác của Mỹ đang phải đối mặt với khả năng phá sản. Để tránh tình trạng đó, các thành phố này đang phải đứng trước lựa chọn khó khăn lâu dài về thuế và chi phí.

Vấn đề trung tâm cho tất cả các thành phố ở nước Mỹ là chi phí lương hưu và phúc lợi y tế.

Trong một nghiên cứu của Milken Institute Review công bố năm 2011, Joshua Rauh, chuyên gia tài chính tại Đại học Northwestern ở Chicago cho biết tiểu bang và chính quyền địa phương đã cắt giảm trợ cấp lương hưu xuống 1,3 nghìn tỷ USD và 3 nghìn tỷ USD. Nếu không được giải quyết, tình trạng này có thể phát triển thành một cuộc khủng hoảng nợ công.

Hiện tại, chỉ có 30 trong số 12.000 thành phố bị Moody's đánh giá xếp hạng BB hay thấp hơn vì dủ ro vỡ nợ cao (junk).

Danh sách các thành phố có nguy cơ vỡ nợ cao nhất là những khu vực bị ảnh hưởng nặng nề bởi suy thoái và vỡ bong bóng bất động sản như Detroit, Santa Ana (California) được Moody's xếp hạng chỉ trên mức "junk" một chút.

Rơi vào tình trạng phá sản, Stockton có thể tìm kiếm sự nhượng bộ từ các chủ nợ và công đoàn lao động. Trong khi nhiều thành phố khác đang chịu áp lực nhằm giữ mức xếp hạng tín dụng mạnh.

Thành phố Boston là ví dụ điển hình. Năm 2011 thành phố đã thỏa thuận với các công đoàn để cắt giảm cả phúc lợi cho người lao động ở hiện tại và những khoản lương hưu trong tương lai.

Trong tháng này, cử tri ở San Diego và San Jose đã lựa chọn để cắt giảm lương hưu trong khu vực công nhằm cải thiện tình hình tài chính của các thành phố.

Trong một báo cáo tháng 4 đăng trên tờ Chicago, Fitch Ratings dự báo rằng gành nặng nợ vẫn ở trên mức trung bình do nguồn thu thuế giảm, dịch vụ nợ tăng và tình trạng thiếu vốn của các thành phố ở Mỹ.

Nghiên cứu trong tháng 3 của Moody's chỉ ra rằng trong 42 năm qua, chỉ có 71 thành phố ở Mỹ vỡ nợ vì không thể thanh toán trái phiếu. Hầu hết các vụ vỡ nợ này liên quan đến các loại trái phiếu phát hành với mục đích đặc biệt như bất động sản hoặc chăm sóc y tế, trong khi chỉ có 5 vụ là vỡ nợ liên quan đến trái phiếu nghĩa vụ chung của thành phố.

Hầu hết các thành phố của Mỹ đều đang có thời gian để điều chỉnh tài chính và tránh rơi vào khủng hoảng, Phát ngôn viên của Moody's, ông David Jacobson cho biết. Các nhà đầu tư dựa vào chính quyền địa phương và tiểu bang để thực hiện những điều chỉnh đó. Giá trị đầu tư vào trái phiếu thành phố đã tăng trong năm qua, xu hướng tăng từ năm 2007, gần 2 năm sau khủng hoảng tài chính thế giới bắt đầu.

Nguồn CNBC/DVT


Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.

Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày

Tin mới