Hủy
Thế giới

Thế giới lún sâu trong nợ nần

Thứ Sáu | 06/02/2015 13:24

Thế giới ngày càng ngập sâu trong nợ nần, trầm trọng hơn cả giai đoạn trước khủng hoảng tài chính năm 2007, báo cáo của McKinsey ghi nhận.
 

Nợ toàn cầu đã tăng thêm 57 nghìn tỷ USD kể từ năm 2007, đạt mốc gần 200 nghìn tỷ USD, tỷ lệ tăng trưởng nợ này bỏ xa tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu, theo tính toán của công ty tư vấn McKinsey & Co. Tính theo tỷ lệ GDP, các khoản nợ tăng từ 270% lên 286%.

"Tại phần lớn các quốc gia, tỷ lệ nợ/GDP tăng cao hơn thời kỳ trước khủng hoảng. Tỷ lệ nợ cao đặt ra câu hỏi về ổn định tài chính", báo cáo viết.

Nhìn chung, hầu hết các khoản nợ gia tăng kể từ 2007 đến từ các nền kinh tế mới nổi. Tuy nhiên 1/3 trong số đó xuất phát từ nợ chính phủ tại các nước phát triển.

Lượng nợ gia đình cũng là nhân tố kéo mức nợ tăng, duy nhất ngoại lệ là các nước đang khủng hoảng là Ireland và Mỹ.

"Chưa có dấu hiệu cho thấy xu hướng gia tăng mạnh mẽ sẽ đảo chiều", McKinsey nhận định.

Những quốc gia nhận cảnh báo về "tác động tiềm tàng” từ nợ hộ gia đình cao gồm có Netherlands, South Korea, Canada, Sweden, Australia, Malalysia và Thailand.

“Nó giống như một quả bóng bay, bạn bóp ở một góc, góc khác lại phồng lên”, công ty tư vấn so sánh.

Điểm sáng hiếm hoi trong bức tranh là tỷ lệ nợ trong lĩnh vực ngân hàng giảm. Tỷ lệ nợ trong địa hạt tài chính tính theo GDP đã giảm tại Mỹ và một vài quốc gia chịu khủng hoảng, nhìn chung ổn định tại các nền kinh tế mới nổi khác.

Tổng nợ Trung Quốc, bao gồm cả nợ tài chính, đã tăng gần 4 lần kể từ năm 2007, chạm mức 282% GDP, vượt cả Mỹ. Những “tội đồ” được McKinsey chỉ ra là lĩnh vực bất động sản, chi tiêu chính phủ và hệ thống ngân hàng “ngâm” sinh sôi nảy nở nhanh chóng.

“Thời tiền khủng hoảng 2007, Trung Quốc là nước nợ ít và ổn định. Theo logic, khi phương Tây khủng hoảng, Trung Quốc sẽ giảm nợ, nhưng thực tế lại không diễn ra như vậy”, ông Luigi Buttiglione, Giám đốc chiến lược toàn cầu tại quỹ phòng vệ Brevan Howard nhận định.

McKinsey nhận xét tại các nền kinh tế phát triển, tỷ lệ nợ cao có thể bóp nghẹt tăng trưởng, nảy sinh những tác nhân tài chính tiêu cực mới. Ngân hàng Trung ương cũng có ít “room” cho chính sách tiền tệ mà không ảnh hưởng tới nền kinh tế hơn.

Nguồn Bizlive


Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.

Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày

Tin mới