Hủy
Thế giới

Liên Hiệp Quốc thêm trừng phạt "khắc nghiệt" với Triều Tiên

Kim Minh Thứ Bảy | 23/12/2017 11:45

Thêm các biện pháp trừng phạt khắc nghiệt nhất nhằm hạn chế khả năng tiến hành thêm các cuộc thử nghiệm hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên.
 

Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đã bỏ phiếu nhất trí áp dụng các biện pháp chế tài cứng rắn hơn đối với Bắc Triều Tiên để đáp trả lại các cuộc thử nghiệm tên lửa đạn đạo gần đây. Trung Quốc và Nga, các đối tác thương mại chính của CHDCND Triều Tiên, cũng đã biểu quyết ủng hộ nghị quyết này.

Bình Nhưỡng hiện đã đang chịu nhiều lệnh trừng phạt từ Hoa Kỳ, Liên Hiệp Quốc và EU. Washington đã áp đặt lệnh trừng phạt đối với Bình Nhưỡng từ năm 2008, đóng băng tài sản của các cá nhân và các công ty liên quan đến chương trình hạt nhân của họ và cấm xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ sang nước này.

Đại sứ Hoa Kỳ tại Liên Hiệp Quốc, Nikki Haley, nói các biện pháp trừng phạt đã gửi một "thông điệp rõ ràng đến Bình Nhưỡng rằng tiếp tục thách thức sẽ mời thêm các hình phạt và cô lập". Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump hoan nghênh nghị quyết. Ông đăng trên Twitter rằng thế giới muốn "bình an, chứ không phải cái chết".

Phái viên Trung Quốc Wu Haitao cho biết cuộc bỏ phiếu "phản ánh thái độ nhất trí của cộng đồng quốc tế" về vấn đề chương trình vũ khí của Triều Tiên.

Chính quyền của Trump áp đặt các lệnh trừng phạt kinh tế mới như: Khối lượng dầu tinh chế nhập khẩu vào Bắc Hàn sẽ được giới hạn ở mức 500.000 thùng/năm, và dầu thô ở mức 4 triệu thùng/năm; Tất cả công dân Bắc Triều Tiên đang làm việc ở nước ngoài sẽ phải trở về trong vòng 24 tháng, làm hạn chế một nguồn ngoại tệ quan trọng. Đồng thời cấm các nước xuất khẩu thiết bị, máy móc, phương tiện vận tải và kim loại công nghiệp cho Bình Nhưỡng.

Các nhà ngoại giao hy vọng rằng nghị quyết này sẽ cắn cứng để thay đổi đường lối theo đuổi vũ khí hạt nhân của nước này, hoặc ít nhất là hạn chế khả năng tiến hành thêm các cuộc thử nghiệm hạt nhân và tên lửa.

Những biện pháp trừng phạt mạnh mẽ này, được thông qua với sự ủng hộ của Trung Quốc, thể hiện mối quan tâm ngày càng tăng của cộng đồng quốc tế đối với mối đe dọa của Kim Jong-un. Tổng thống Trump đặc biệt yêu cầu Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cắt nguồn xuất khẩu dầu cho Triều Tiên, tin rằng đây sẽ là một bước đi quan trọng.

Theo Hoa Kỳ, Triều Tiên đã nhập 4,5 triệu thùng dầu mỏ tinh chế vào năm 2016. Nghị quyết này chỉ cho phép nhập 500.000 thùng mỗi năm sẽ là biện pháp cắt đứt gần 90% mạch sống của Bình Nhưỡng. Hoa Kỳ ước tính Triều Tiên kiếm hơn 500 triệu USD mỗi năm do đánh thuế nặng lên gần 100.000 lao động Bắc Hàn ở nước ngoài, với khoảng 50.000 người đang làm việc tại Trung Quốc và 30.000 ở Nga.

Lien Hiep Quoc them trung phat
Kinh tế Triều Tiên vẫn tăng trưởng trước sức ép cấm vận kinh tế.

Hiện nay, Trung Quốc ước tính chiếm khoảng 90% thương mại quốc tế của Triều Tiên. Xuất khẩu vào Trung Quốc mang lại cho Bình Nhưỡng nguồn thu nhập quan trọng, ngược lại, Trung Quốc cung cấp cho Triều Tiên những hàng hóa thiết yếu giúp vận hành nền kinh tế.

Dệt và may mặc cũng là hai sản phẩm quan trọng còn lại Trung Quốc được phép mua từ Triều Tiên sau lệnh cấm vận mới đây của Liên Hiệp Quốc. Hãng tin Reuters phát hiện các công ty Trung Quốc đang tăng cường sử dụng nhà máy Triều Tiên để sản xuất quần áo, gắn mác "Made in China" rồi xuất khẩu ra nước ngoài.

Các nhà quan sát cho rằng Trung Quốc sẽ không bao giờ đẩy Triều Tiên đến vực thẳm kinh tế, mà chỉ duy trì sức ép đủ để chính quyền ông Kim Jong Un thay đổi chính sách hạt nhân.

Bắc Kinh muốn duy trì Triều Tiên như một vùng đệm chống lại sức ảnh hưởng của Mỹ ở Đông Á, tránh để xảy ra kịch bản sự sụp đổ của một quốc gia láng giềng sát biên giới.


Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.

Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày

Tin mới