Hủy
Thế giới

Thủ tướng Thái khóc, kêu gọi ủng hộ bầu cử

Thứ Ba | 10/12/2013 16:00

Mắt đẫm lệ, Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra trên truyền hình kêu gọi người biểu tình rời phố và ủng hộ đợt bầu cử sắp tới.
 

Mắt đẫmlệ, Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra trên truyền hình kêu gọi người biểutình rời phố và ủng hộ đợt bầu cử sắp tới. Tuy nhiên giới lãnh đạo biểu tình vẫnyêu cầu bà từ chức trong vòng 24 giờ.

Sau nhiềutuần biểu tình đường phố, có những lúc đầy bạo lực, phe chống đối đã từ chối lờikêu gọi tổng tuyển cử của bà. Họ nói bà nên được thay thế bởi một “hội đồngnhân dân” không qua bầu cử. Đó là yêu cầu gây hoang mang rằng Thái Lan có thể từbỏ con đường dân chủ.

Nước mắt thủ tướng

BàYingluck nói sẽ tiếp tục nhiệm vụ là thủ tướng tạm thời cho tới kỳ bầu cử đượcđặt lịch ngày 2/2/2014.

Hôm thứba bà tổ chức họp nội các tại một câu lạc bộ quân đội.

Họp báo ở Câu lạc bộ Quân đội sau khi họp nội các.

Họp báo ở Câu lạc bộ Quân đội sau khi họp nội các.

“Giờ đâychính phủ đã giải tán quốc hội, tôi kêu gọi các bạn ngừng biểu tình và tất cảchung tay hướng tới bầu cử,” bà Yingluck phát biểu với phóng viên khi đi vào.

“Tôi đãnhường bước tới chỗ không còn biết lùi về đâu nữa.”

Nước mắtthoáng hiện khi bà nói tới đó, nhưng nhanh chóng kiểm soát được. Nó phản ánhgánh nặng tâm lý bà Yingluck đang trải qua sau nhiều tuần biểu tình.

BàYingluck Shinawatra, một cựu doanh nhân 46 tuổi, không hề có kinh nghiệm chínhtrường trước khi tiến vào cuộc bầu cử 2011. Bà đã thắng cử tuyệt đối, chủ yếu dựavào ủng hộ của vùng nông thôn.

Thành phần lực lượng biểu tình TháiLan

Đảng VìNước Thái của bà Yingluck thu được ủng hộ rộng rãi của miền bắc và đông bắc rấtđông dân nhưng cũng là khu vực nghèo nhất nước. Bà vẫn sẽ là ứng cử viên thủ tướngcủa đảng nếu họ thắng trong tháng 2, theo một nhân vật của Đảng nói.Tương phảnvới điều đó, người biểu tình đến từ tầng lớp trung lưu và thượng lưu ở Bangkok.Đó là những công chức, những gia đình kinh doanh lớn, và những người từ miềnnam vốn là gốc rễ chính trị của Đảng Dân chủ.

Người biểutình là một tổ hợp đa dạng liên minh với giới thượng lưu bảo hoàng của Bangkok.Họ chung ý muốn lật đổ Yingluck và loại bỏ ảnh hưởng của anh trai bà, cựu thủtướng Thaksin Shinawatra đã bị quân độilật đổ năm 2006. Ông đã chọn sống lưuvong hơn là chịu án tù vì tội lạm dụng quyền lực.

Đây làbiến động mới nhất trong một thập kỷ đấu tranh giữa các thế lực liên minh vớigiới thượng lưu Bangkok và những người ủng hộ Thaksin. Ông là một cựu trùm truyềnthông đã thu hút được ủng hộ khổng lồ của miền nông thôn bằng các chính sách vìngười nghèo.

Các nhàlập pháp của đảng Dân chủ đối lập đã từ chức khỏi hạ nghị viện hôm chủ nhật,nói họ không thể làm việc với Yingluck.

Giớilãnh đạo đảng từ chối không nói rõ họ có tham gia bầu cử không. Một số đã biểutình cùng ông Suthep, bao gồm cả Abhisit Vejjajiva, cựu thủ tướng trước cuộc bầucử 2011 khi ông Suthep là phó thủ tướng.

Cốt lõi của làn sóng biểu tình lầnnày

Người biểu tình bên ngoài Câu lạc bộ Quân đội nơi đang họp nội các ngày 10/12/2013
Người biểu tình bên ngoài Câu lạc bộ Quân đội nơi đang họp nội các ngày 10/12/2013

Ngọn lửalàm bùng phát đợt nổi dậy này là nỗ lực của chính phủ nhằm thông qua một dự luậtân xá tháng trước. Nó có thể xóa bỏ án tù của ông Thaksin, cho phép ông về nhàtự do. Thaksin được coi là nhân vật đứng đằng sau chính phủ của bà Yingluck.

Mục tiêutối cao của nhà lãnh đạo biểu tình Suthep Thaugsuban là loại bỏ cái mà ông gọilà “chế độ Thaksin”. Tức là ảnh hưởngchính trị của không chỉ gia tộc Shinawatra mà còn những người giữ chức vụ cao ởcác cơ quan nhà nước và cảnh sát được cho là làm việc cho Thaksin.

ÔngSuthep phát biểu với đám đông: Phong trào biểu tình “không thể cho phép độc tàichính trị. Dù nó dưới lớp ngụy trang là đa số thắng, bè phái, chủ nghĩa tư bảnđộc quyền âm mưu dùng chế độ độc tài quốc hội để phản bội niềm tin của nhândân.”

Ngoài việc mà chắc chắnsẽ chứng kiến một chính phủ liên minh với Thaksin khác, chương trình hành độngcủa ông không còn gì nhiều.

Ông đãnói về cải tổ cảnh sát và việc chấm dứt các chương trình mà ông gọi là lãng phívà đầy dẫy tham nhũng. Đó là chương trình can thiệp lúa gạo và các dự án hạ tầngcơ sở khổng lồ khác của chính phủ bà Yingluck.

Trongbài phát biểu đêm khuya ở Văn phòng Chính phủ hôm thứ hai, Suthep ra tối hậuthư cho bà Yingluck phải từ chức trong 24 giờ.

“Chúngtôi muốn chính phủ lùi bước để tạo ra khoảng trống quyền lực để kiến thiết mộthội đồng nhân dân,” theo ông Akanat Promphan, một phát ngôn viên của nhóm biểutình. Suthep nói thành viên hội đồng sẽ gồm “những người tốt.”

Lực lượng cảnh sát bảo vệ bên ngoài Câu lạc bộ Quân đội nơi đang diễn ra họp nội các ngày 10/12/2013.
Lực lượng cảnh sát bảo vệ bên ngoài Câu lạc bộ Quân đội nơi đang diễn ra họp nội các ngày 10/12/2013.

Phản ứng của quân đội

Hồitháng tư năm 2006 khi người biểu tình chống lại Thaksin, phe Dân chủ ủng hộchính phủ đã từ chối kiện kết quả cuộc bầu cử ông Thaksin vừa tổ chức. Nhưngông vẫn bị quân đội lật đổ 5 tháng sau.

Chiến dịchcủa Suthep mở ra viễn cảnh một nước Thái Lan 66 triệu người mới. Một nước có thiểu số lậtđổ người lãnh đạo được đa số bầu lên một cách dân chủ, lần này không cần trợgiúp của quân đội.

Lực lượngquân đội vốn rất mạnh về chính trị. Họ đã từng tổ chức 18 cuộc đảo chính trong80 năm qua. Nhưng lần này quân đội nói không muốn dính vào, mặc dù đã cố làmtrung gian cho các cuộc đàm phán.

Nguồn Reuters


Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.

Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày

Tin mới