Hủy
Thế giới

Trung Quốc là lo ngại lớn đối với kinh tế toàn cầu

Thứ Ba | 07/01/2014 13:20

Tỷ phú George Soros cho biết hướng đi tương lai không chắc chắn của Trung Quốc là lo ngại lớn nhất đối với kinh tế toàn cầu ở thời điểm này.
 

Theo ông Soros, chủ tịchcủa Soros Fund Management, “Lo ngại đối với nền kinh tế toàn cầu bây giờ khôngphải là đồng EUR mà là kế hoạch trong tương lai của Trung Quốc. Mô hình tăngtrưởng với sự gia tăng nhanh chóng của Trung Quốc đã kết thúc”.

“Những mâu thuẫn chưađược giải quyết” trong các chính sách hiện hành sẽ gây ra ảnh hưởng tiêu cực chokinh tế Trung Quốc cũng như thế giới nếu nó không được giải quyết.

“Các nhà lãnh đạo TrungQuốc đã đúng khi ưu tiên cho tăng trưởng kinh tế hơn là cải cách cơ cấu, bởi vìcải cách cơ cấu khi kết hợp với chính sách thắt lưng buộc bụng sẽ đẩy nền kinhtế vào tình trạng giảm phát. Tuy nhiên vẫn tồn tại những mâu thuẫn trong cácchính sách hiện hành mà chính phủ Trung Quốc chưa giải quyết. ”, ông Soros chobiết.

Trong khi đó, theo ông Soros,Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc đã bắt đầu kế hoạch kiềm chế gia tăng nợ công từnăm 2012 và chính phủ ngày càng khẳng định quyền lực của mình trong bối cảnhsuy thoái gây áp lực cho nền kinh tế. Vào tháng 7/2013, các nhà lãnh đạo TrungQuốc đã buộc ngành công nghiệp thép khởi động lại các lò luyện và Ngân hàngtrung ương nới lỏng tín dụng nhằm tạo điều kiện cho nền kinh tế vực dậy.

Sự phụ thuộc của nềnkinh tế Trung Quốc vào nới lỏng tín dụng đã được chứng minh trong một báo cáo gầnđây của Văn phòng kiểm toán quốc gia. Kể từ cuối năm 2010, nợ chính phủ đã tăng67%, lên tới 17,9 nghìn tỷ nhân dân tệ (tương đương với 2,95 tỷ USD) vào cuốitháng 6/2013.

“Nếu quá trình chuyển đổiở Trung Quốc thành công sẽ kéo theo những cải cách về kinh tế và chính trị. Tuynhiên nếu quá trình đó thất bại sẽ khiến các nhà lãnh đạo giảm niềm tin vàochính sách cải cách, dẫn đến đàn áp trong nước và đối đầu quân sự ở nước ngoài”,ông Soros cảnh báo.

Đồng thời ông Soros cũngthừa nhận sự khác nhau trong việc kiểm soát nền kinh tế của chính phủ Trung Quốcvà Mỹ.

“Tại Mỹ, thị trường tàichính có xu hướng thống trị chính trị. Nhưng ở Trung Quốc, nhà nước sở hữu cácngân hàng và phần lớn nền kinh tế, và Đảng Cộng Sản kiểm soát các doanh nghiệpnhà nước”, ông cho biết.

Nguồn Dân Việt


Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.

Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày

Tin mới