Hủy
Thế giới

Trường phái Chicago và lý thuyết thị trường chứng khoán luôn đúng

Thứ Hai | 17/12/2012 18:30

Paul Krugman cho rằng thủ phạm sâu xa nhất của khủng hoảng 2008 là một trường phái tư tưởng được gọi là "trường phái Chicago".
 

Xuất phát từ sự quan tâm đến các học thuyết kinh tế đương đại trên thế giới,các trào lưu trường phái chính của học thuyết kinh tế mà các chính phủ trên thế giới hay các quỹ đầu tư lớn nhỏ, các nhà đầu tư… dùng làm cơ sơ lý luận để có quyết sách và hành động của mình.

Paul Krugman (nhà kinh tế đoạt giải Nobel 2008) cho rằng môn kinh tế học vĩ mô trong 30 năm qua có thể nói là "cực kỳ vô dụng". Sự thất vọng này nhắm vào ba điểm: Thứ nhất, kinh tế học là một phần nguyên nhân của cuộc khủng hoảng tài chính trong những năm qua. Thứ hai, đại đa số các nhà kinh tế, dù có trách nhiệm gây ra khủng hoảng hay không, đã không dự báo được nó. Và thứ ba, các nhà kinh tế đã không có một kế sách hữu hiệu nào để “chữa trị” cuộc khủng hoảng này khi nó đã xảy ra.

Ai là thủ phạm thực sự của khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008?

sfsf

Ai là thủ phạm thực sự của khủng hoảng 2008?

Trước hết, hãy nói về nguyên nhân cuộc khủng hoảng. Không ai phủ nhận vai trò then chốt của các ngân hàng khổng lồ, các công ty bảo hiểm, các quỹ đầu tư, các ngân hàng trung ương (nhất là Hệ Thống Dự Trữ Liên Bang (Fed) của Mỹ thời kỳ Alan Greenspan làm chủ tịch), các chính khách (nhất là Henry Paulson, Bộ trưởng Ngân khố Mỹ thời Bush). Cũng nên thêm vào danh sách này đông đảo những người có thu nhập thấp nhưng không lượng sức mình, liều lĩnh mua nhà (một phần cũng vì bị các công ty địa ốc dụ dỗ) để rồi không có tiền trả, gây khủng hoảng cho thị trường bất động sản, kéo theo phản ứng dây chuyền đến những thị trường khác.

Tất cả những điều trên đều là đúng, song nhiều người cho rằng thủ phạm sâu xa nhất không phải là vài cá nhân, một số công ty tài chính, thậm chí thể chế chính trị hay kinh tế, mà là một trường phái tư tưởng. Tư tưởng ấy là sự chấp nhận quá dễ dãi, thiếu phê phán, ý niệm “thị trường tự do” ảo huyền và không tưởng. Chính ý niệm ấy, và những hệ luận logic của nó, là nền móng trí thức, là một lăng kính để nhìn thực tế, mà “ngành kinh tế” (cụ thể ở các nước tư bản) đã chấp nhận gần suốt nửa thế kỷ qua, và được tôn sùng bởi những người làm chính sách như Alan Greenspan. Hệ tư tưởng ấy đã khống chế kinh tế học, trở thành lý thuyết chính thống, hay còn gọi là “trường phái Chicago” (lý do vì Đại học Chicago là nơi tập trung đông đảo những nhà kinh tế hàng đầu có tư duy này, và mạnh mẽ truyền giảng nó).

Đối với những người cho rằng giới kinh tế đã đóng góp vào cuộc khủng hoảng này, thì thủ phạm thật là dễ thấy: đó là tư duy theo “trường phái Chicago” nói trên, và cụ thể là “lý thuyết thị trường hữu hiệu” mà cái nôi là đại học này.

Trường phái Chicago và lý thuyết thị trường chứng khoán luôn đúng

Hai người khai sinh “thuyết thị trưòng hữu hiệu” là Eugene Fama và Michael Jensen (đều là giáo sư kinh tế tài chính ở Đại học Chicago). Giả thuyết này có ba “phiên bản”.

Theo “phiên bản mạnh” (cực đoan) của nó thì tất cả những gì mà người đầu tư cần biết đều được phản ảnh trong giá của chứng khoán. Đây là một hệ quả của thuyết “kỳ vọng họp lý” khống chế kinh tế học vĩ mô trong gần 30 năm nay.

Một hệ luận của thuyết “kỳ vọng họp lý” là, về lâu về dài, mọi can thiệp của nhà nước vào thị trường đều vô hiệu, hoặc phản tác dụng, nếu không thật sự là có hại. Giá cả trên thị trường là phản ảnh những giá trị căn bản, do đó không thể nào xảy ra những cái gọi là “bong bóng tài sản”. Song, nên để ý ngay chỗ tự mâu thuẫn của giả thuyết này: Nếu mọi thông tin đều gói gọn trong giá, thì cần gì tìm thêm thông tin?

Theo phiên bản “yếu” của giả thuyết này thì không thể dựa vào giá của chứng khoán trong quá khứ để tiên đoán giá của chúng trong tương lai.

Còn phiên bản cuối cùng, “phiên bản trung dung” của giả thuyết này thì cho rằng giá chứng khoán là phản ảnh những thông tin công cộng tức là những thông tin mà mọi người đều có được mà không tốn kém gì cả. Phiên bản này của giả thuyết không loại trừ khả năng có những thông tin tư riêng, hoặc thông tin nội bộ, mà giá chứng khoán không phản ánh (và do đó những người sở hữu những thông tin này (hoặc có khả năng đặc biệt để phân tích và khai thác những thông tin ấy) sẽ có lợi thế trên thị trường chứng khoán).

dfdf
Nói ngắn gọn: “giả thuyết thị trường hữu hiệu” cho rằng “thị trường” là trung thực và không bao giờ sai. Trong “thế giới” của những người tin giả thuyết này, những “biến cố” ngoài dự đoán như các loại bong bóng (địa ốc hoặc tín dụng) không thể xảy ra! Nhìn từ quan điểm toán học thì “giả thuyết thị trường hữu hiệu” quả là “đẹp” tuyệt vời: mọi sự kiện đều logic, chính xác, ăn khớp với nhau.

Nói rõ ra, những nhà kinh tế này đã quá coi trọng “cái đẹp” mà không chú ý đến thực tế. Họ mê những mô hình toán cực kỳ logic, bất chấp sự “hỗn độn”, “bừa bãi” của thực tế. Họ lánh mắt, không nhìn đến những trường họp ứng xử nằm ngoài mô hình thanh lịch của họ, dù những trường hợp này đầy rẫy trên thực tế.

Ngoài những lỗi lầm chung chung của giả thuyết thị trường hữu hiệu do sự thiếu thực tế của nó, có hai sự kiện khác, có liên hệ đến giả thuyết này mà, nghĩ kỹ lại, có thể trực tiếp đóng góp vào khủng hoảng.

Một là, chính giả thuyết này đã là cơ sở mà một số nhà kinh tế dựa vào để cố vấn các nhà đầu tư, các ngân hàng phát hành những loại chứng khoán thứ cấp. Dùng những công thức toán học và xác suất cực kỳ phức tạp, đó là những “bó chứng khoán” được cho là “gói ghém” một cách tối hảo mức hiểm nguy và mức lợi nhuận.

Hai là, những nhà kinh tế (cố vấn cho các ngân hàng, các quỹ đầu tư) này chỉ phân tích các thị trường tài chính, và chỉ nghĩ đến cách đầu tư sao cho tối ưu cho thân chủ, chứ không quan tâm gì đến tác dụng của hành vi này đến toàn bộ nền kinh tế. Đây là một nhược điểm mà, nhìn lại, quả là một nguyên do gần gũi của cuộc khủng hoảng tài chính: Khi ước tính xác suất mất mát, các nhà kinh tế này gán xác suất bằng 0 cho những sự cố cực kỳ ít khi xảy ra, tức là xem như những sự cố này không thể nào xảy ra.

Song, rõ ràng là “rất ít khi xảy ra” khác với “không thể xảy ra”, và hậu quả của lỗi lầm này càng “khủng khiếp” hơn khi mà tầm cỡ những mất mát khi việc khó-thể-xảy-ra xảy ra là gấp trăm, gấp nghìn, những mất mát thông thường. Đó là điều đã xảy ra trong cuộc khủng hoảng này!

Nguồn Vfpress


Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.

Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày

Tin mới