Hủy
Thế giới

Vì sao các ngân hàng trung ương tiếp tục "làm mưa làm gió" năm 2013?

Thứ Bảy | 05/01/2013 10:06

Năm 2013, thứ các nhà đầu tư nên dõi theo chính là động thái của các ngân hàng trung ương chứ không phải những biến động kinh tế, chính trị.
 

Điều này được thể hiện rõ nét qua quan điểm mới của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) hôm 3/1 vừa qua, trong đó một số quan chức cho biết, họ muốn ngừng chương trình mua trái phiếu trị giá 85 tỷ USD/tháng trong năm 2013. Điều này làm dấy lên câu hỏi: Liệu Fed có thể duy trì an toàn chính sách siêu nới lỏng tiền tệ như thời gian qua trong bao lâu?

Nếu nhìn vào việc lãi suất cho vay kỳ hạn 10 năm lên mức cao nhất 8 tháng hôm 4/1 vừa qua, các nhà đầu tư có thể lờ mờ nhận ra điều gì sẽ xảy đến nếu tình trạng bất đồng quan điểm về việc ngừng hay không ngừng chương trình kích thích lan rộng trong nội bộ Fed, khi tỷ lệ thất nghiệp Mỹ giảm xuống mức mục tiêu 6,5%.

a
Trong năm 2013, thứ các nhà đầu tư nên dõi theo chính là mọi động thái của
các ngân hàng trung ương chứ không phải những biến về động kinh tế, chính trị.

Nếu tỷ lệ thất nghiệp Mỹ tiếp tục duy trì ở mức 7,8% như trong tháng 12 vừa qua, một số người có thể an tâm rằng điều không mong muốn ấy sẽ xảy đến vào một lúc khác. Tuy nhiên, những gì đang diễn ra tại nước Mỹ, cụ thể là Fed, cho thấy một điều rằng chính sách của các ngân hàng trung ương sẽ tiếp tục thống trị xu hướng chung của thị trường toàn cầu trong tương lai gần.

Các ngân hàng trung ương sẽ tiếp tục hỗ trợ tiền tệ toàn cầu bằng cách ồ ạt in tiền, mua trái phiếu, các khoản vay giá rẻ. Chính sách can thiệp tiền tệ như vậy sẽ tiếp tục gây choáng cho các thị trường chứng khoán và trái phiếu khắp mọi ngõ ngách trên trái đất như trong năm 2012. Điều này cũng đồng nghĩa các ngân hàng trung ương tiếp tục là yếu tố làm các thị trường tăng giá, cũng như tiếp tục bị chia rẽ và bất đồng bởi những căng thẳng về tài chính, chính trị và kinh tế.

Nếu như các nhà đầu tư cố tình lờ đi hầu hết những sự kiện đã diễn ra năm ngoái và tiếp tục đặt cược hoàn toàn vào "bộ tứ" ngân hàng trung ương - bao gồm Fed, Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB), Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ) và Ngân hàng trung ương Anh (BoE) - để kiên trì theo đuổi sự ổn định của thị trường và sự phục hồi của hệ thống tiền tệ trong năm 2013, chắc chắn họ đã đúng.

Nói cách khác, nó chỉ là một cách thể hiện nữa của câu ngạn ngữ cũ, nhưng luôn khả dụng, đó là: "Đừng chống lại Fed", hay chính xác hơn là: "Đừng chống lại Fed, ECB, BoJ và BoE".

Người đứng đầu quỹ SLJ Macro, ông Stephen Jen, nhận định: "Bộ tứ ngân hàng trung ương đang mạnh tay với gói nới lỏng định lượng của họ hơn lúc nào hết trong lịch sử". Tuy nhiên, ông cũng tỏ ra hoài nghi về hiệu quả lâu dài của việc các ngân hàng trung ương ồ ạt cho in tiền như năm qua.

"Ngay cả khi cố tỏ ra lạc quan hơn, tôi vẫn cảm thấy lo sợ. Con đường dẫn đến các tài sản rủi ro vẫn còn cho đến lúc này", ông Jen viết trong thư gửi khách hàng hồi đàu tuần này.

sNhiều nhà đầu tư tin rằng các ngân hàng trung ương sẽ không thể tiếp tục duy trì thế thống trị cho tới năm 2014.
Năm ngoái, hầu hết các nhà đầu tư không cần phải đối xử phân biệt với các loại tài sản mà họ đã chọn, hay nói một cách khác, họ có niềm tin vững chắc vào sự thành công lâu dài của các ngân hàng trung ương. Trong năm 2012, những gói QE quyết liệt của các ngân hàng đã khiến cổ phiếu ở cả thị trường phát triển và mới nổi, xếp hạng tốt hoặc kém chất lượng đồng loạt tăng từ 10-20%. Thậm chí, cả những tài sản an toàn nhất như trái phiếu chính phủ Mỹ, Đức và vàng cũng bị cuốn theo dòng chảy chung của thị trường, và tăng ít nhất từ 5-10%.

Tất cả những gì đã diễn ra trên thị trường tài sản trong năm 2012 chính là minh họa rõ ràng nhất về ảnh hưởng áp đảo mà sự can thiệp của các ngân hàng trung ương mang lại. Và chừng ấy đủ để khiến nhiều nhiều đặt ra giả định, song vô cùng hợp lý, đó là: Các ngân hàng trung ương sẽ không thể tiếp tục can thiệp như vậy.

Trớ trêu thay, sự manh nha phục hồi của thị trường cũng như sự ổn định tạm thời của tiền tệ lại trở thành căn nguyên gây ra những tranh cãi mới. Nếu Fed tìm cách đẩy nhanh kết thúc gói nới lỏng định lượng, sự tăng trưởng trong kinh tế và tạo việc làm một lần nữa sẽ làm tăng lãi suất đi vay cũng như núi nợ công, thắt chặt thế chấp tín dụng và làm tăng tâm lý coi trọng thị trường chứng khoán. Đến khi đó, ngay cả những quỹ đầu tư thận trọng nhất cũng sẽ ồ ạt nhảy vào thu mua cổ phiếu.

Mặc dù sự thỏa hiệp vào phút chót giữa đảng Dân chủ và Cộng hòa trong những giờ cuối cùng của năm 2012 đã nhận được không ít chỉ trích của các nhà kinh tế, bởi nó không có tác dụng sửa chữa yếu điểm trong ngắn hạn, song thị trường chứng khoán toàn cầu vẫn có phiên tăng cao nhất 6 tháng.

Và nhiều người kỳ vọng rằng nếu các chính trị gia Washington ít nhất có thể giúp nước Mỹ tránh được 1 thảm họa trong tương lai gần, thì Fed sẽ đóng vai trò là người duy trì sự ổn định của thị trường cho đến khi tìm được bài giải thực sự.

Song những tuyên bố hôm 3/1 của một số nhà lãnh đạo Fed, dù tốt hay xấu, thực sự là một cú sốc với thị trường.

Mặc dù vậy, nhiều nhà đầu tư tin rằng các ngân hàng trung ương sẽ không thể tiếp tục duy trì thế thống trị cho tới năm 2014, bởi các gói nơi lỏng định lượng của ngân hàng gần đây đã không có mấy tác dụng. Điển hình như ECB, dù đã thông qua các khoản vay giá rẻ và nâng thời gian thanh toán nợ cho các ngân hàng trong khu vực lên 3 năm, song châu Âu nhìn chung vẫn trong tình trạng suy thoái. Trong khi đó, sau gói nới lỏng trị giá hàng trăm tỷ USD của BoJ, Nhật Bản giờ đây đang phải đối mặt với sự trượt giá mạnh mẽ của đồng yên.

Do đó, khẩu hiệu "Đừng chống lại ngân hàng trung ương" có thể đúng trong thời điểm này - song sẽ không còn có thể kéo dài lâu hơn nữa.

Nguồn CNBC/Khampha


Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.

Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày

Tin mới