Hủy

“Bí mật” bàn giá xăng dầu

Thứ Tư | 25/12/2013 09:39

Nhiều người tỏ ra bất ngờ khi Bộ Công Thương đề xuất trả biên độ cho phép doanh nghiệp tự quyết giá xăng dầu về 0%-7%.
 

Tròn 1 năm kể từ khi Bộ Công Thương báo cáo rà soát, đánh giá và đề xuất hướng sửa đổi Nghị định84 về kinh doanh xăng dầu, đã có nhiều bản dự thảo ra đời với nhiều phương án về giá cũng nhưkhoảng cách tính giá. Tuy nhiên, đến bản dự thảo gần đây, Bộ Công Thương lại đề xuất cho phép doanhnghiệp (DN) có thể tự quyết mức tăng giá dưới 7% thay vì 5% như đề xuất ban đầu.

Sửa cũng như không

Theo dự thảo mới nhất vừa được Bộ Công Thương trình Chính phủ, sau đó Chính phủ gửi lại các bộ,ngành, cơ quan liên quan đóng góp ý kiến, giá cơ sở để tính giá xăng dầu được tính bình quân của 15ngày đầu chu kỳ dự trữ xăng dầu bắt buộc. Đáng chú ý, Bộ Công Thương có ý kiến đề xuất nới rộngquyền tự quyết tăng giá cho DN từ 5% trong dự thảo trước lên 7% ở dự thảo lần này. Như vậy, bản dựthảo mới nhất đã lặp lại đúng quy định vốn có trong Nghị định 84 hiện hành.

Khách hàng đổ xăng tại một cửa hàng ở TP HCM. Bộ Công Thương vẫn chưa giải quyết được việc không thể để doanh nghiệp tự định giá trong tình hình mặt hàng xăng dầu còn tồn tại độc quyền nhóm Ảnh: TẤN THẠNH
Khách hàng đổ xăng tại một cửa hàng ở TP HCM. Bộ Công Thương vẫn chưagiải quyết được việc không thể để doanh nghiệp tự định giá trong tình hình mặt hàng xăng dầu còntồn tại độc quyền nhóm Ảnh: TẤN THẠNH

Bình luận về biên độ 7%, chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long cho rằng việc nâng lên, hạ xuống biênđộ tự quyết giá xăng thực chất không có ý nghĩa và không thay đổi được bản chất của nghị định cũ.Bởi nếu vẫn giữ nguyên cơ chế cho DN tự định giá thì DN vẫn có những cách lách luật, xé lẻ các đợttăng giá để được tăng giá có lợi nhất. Đối với khoảng cách giữa 2 lần điều chỉnh giá, theo ôngLong, người dân hoàn toàn có thể chấp nhận và làm quen với việc điều chỉnh giá xăng dầu theo thịtrường. "Khoảng cách 7 ngày, 10 ngày hay 15 ngày đều được nhưng phải bảo đảm việc điều chỉnh giá đólà công khai, minh bạch. Bên cạnh đó, cơ quan quản lý nhà nước phải đủ căn cứ để xác minh việc DNđiều chỉnh giá xăng dầu là hợp lý và công khai với người dân" - ông Long nói.

Chuyên gia Ngô Trí Long cũng cho rằng dự thảo mới nhất không hề thay đổi về bản chất. Từ bản dựthảo đầu tiên cho đến dự thảo này, các nội dung sửa đổi vẫn xoay quanh việc thu hẹp hoặc nới rộngbiên độ định giá và khoảng cách điều chỉnh giá mà không giải quyết được điểm mấu chốt là không thểđể DN tự định giá trong tình hình mặt hàng xăng dầu vẫn còn tồn tại độc quyền nhóm.

Ngoài ra, một thành viên của Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam cho biết chính sách thuế vẫn chưa đượcđề cập thỏa đáng, gây khó cho việc định hướng hoạt động kinh doanh của DN. Do đó, cần tiếp tục kiếnnghị cơ quan quản lý bổ sung quy định giữ ổn định thuế nhập khẩu xăng dầu, bỏ các câu từ định tínhtạo độ mở khiến DN có thể lợi dụng dẫn đến tình trạng khó quản lý.

Người tiêu dùng, DN đứng ngoài cuộc?

Theo quy trình, văn bản dự thảo nghị định sẽ được lấy ý kiến nhân dân, các bộ, ngành và chuyêngia trước khi trình Chính phủ. Ông Nguyễn Xuân Chiến, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (BộCông Thương), cho biết: "Nghị định mới thay thế Nghị định 84 đã được trình Chính phủ vào ngày14-11, đồng thời được đăng tải lấy ý kiến nhân dân một cách công khai".

Tuy nhiên, một lãnh đạo DN đầu mối xăng dầu phía Nam cho biết vẫn thường xuyên tìm kiếm trênwebsite của Bộ Công Thương để cập nhật tình hình soạn thảo dự thảo nghị định thay thế Nghị định 84nhưng đến nay mới chỉ thấy đăng tải đến dự thảo lần 3 vào ngày 14-5 trong khi Bộ Công Thương đãhoàn thiện đến bản dự thảo lần 8 và trình Chính phủ. Cũng theo vị lãnh đạo này, DN đầu mối xăng dầuđược cơ quan quản lý lấy ý kiến đến bản dự thảo thứ 5 vào tháng 9-2013 với đề xuất biên độ DN tựquyết giá xăng dầu từ 0%-5%; còn các bản dự thảo sau đó DN hoàn toàn không được hỏi ý kiến. Bản dựthảo mới nhất sau khi trình Chính phủ thì Văn phòng Chính phủ cũng chỉ có ý kiến giao các bộ,ngành, Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam và Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) có văn bản tham gia ýkiến trước ngày 20-12.

Theo một chuyên gia kinh tế, việc lấy ý kiến nhân dân, DN để hoàn thiện nghị định mới thực chấtchỉ là hình thức. "Việc tiếp cận với nội dung dự thảo qua các phương tiện thông tin đại chúng tuyđã dễ dàng hơn với người dân nhưng thông tin văn bản chính thống thì hầu như không có. Ngay đội ngũchuyên gia kinh tế không phải ai cũng được đóng góp ý kiến cho dự thảo mới" - chuyên gia nàynói.

Thêm quyền tự chủ cho DN!

Giới chuyên gia cho rằng việc Chính phủ yêu cầu tiếp tục lấy ý kiến cho nghị định thay thế Nghịđịnh 84 mặc dù đã quá trễ so với thời hạn ban đầu đề ra (tháng 9-2013) chứng tỏ những nội dung củanghị định cần xem xét lại nghiêm túc hơn. Theo một nguồn tin, hiện các cơ quan quản lý đang đồngtình với phương án cho phép DN được tăng giá trong biên độ 0%-7% để tránh tình trạng cho phép tănggiảm giá quá "lắt nhắt", góp phần mở rộng hơn quyền tự chủ cho DN. Theo phân tích, biên độ 7% nếutương ứng với giá xăng bán lẻ hiện nay thì mức chênh lệch vào khoảng 1.600 đồng/lít. Đây là khoảngcách hợp lý để các DN cạnh tranh giá với nhau, cho phép DN có thể được tăng ít hay nhiều khi cóbiến động (miễn là không vượt khung) để thu hút khách, đồng nghĩa với việc thực hiện đúng cơ chếthị trường.

Nguồn Người lao động


Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.

Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày

Tin mới