Hủy

Bộ trưởng Xây dựng yêu cầu kiểm tra toàn tuyến các trụ cầu Vĩnh Tuy

Thứ Tư | 26/02/2014 20:22

"Yêu cầu phải kiểm tra toàn tuyến, tất cả các trụ đặc biệt là các kết cấu chịu lực chính của cầu công trình".
 

Chiều nay 26/2, Bộ trưởng Xây dựng kiêm Chủ tịch Hội đồng nghiệm thu Nhà nước các công trình Xây dựng Trịnh Đình Dũngđã đi kiểm tra vết nứt trụsố T22 cầu Vĩnh Tuy.

Ảnh minh họa

Bộ trưởng kiểm tra vết nứt tại trụ T22 cầu Vĩnh Tuy


Vết nứt dọc nằm tại vị trí trụ T22, thuộc gói thầu số 12, gói này có phần nhịp chính bắt đầu từ giữa nhịp 21 và kết thúc tại cuối nhịp 37 cùng với kết cấu nhịp đặt trên trụ trong đó bao gồm cả ½ nhịp 21. Gói thầu này do Tổng Cty xây dựng Thăng Long thi công, đơn vị tư vấn giám sát là Viện khoa học và công nghệ giao thông vận tải (Bộ Giao thông) thực hiện.

Sau khi phát hiện vết nứt tại trụ T22, đơn vị tư vấn thiết kế cầu Vĩnh Tuy làTổng công ty Tư vấn thiết kế giao thông vận tải (TEDI) đãtiến hành rà soát hồ sơ và kết hợp kiểm tra hiện trườngtrụ T22 xuất hiện vết nứt dọc tại tim trụ theo hướng dọc cầu ở cả hai phía, chiều rộng vết nứt lớn nhất là 2 mm, dài 10 m ở cả hai phía trụ.

Ngoài ra, đơn vị này cũng phát hiện trụ T23 cũng bị nứt dài 2-3 m nhưng chiều rộng nhỏ hơn ở vị trí tương tự trụ T22 và trụ T24 bị nứt ở phía Long Biên với bề rộng nhỏ hơn.

Đại diện công ty TEDI cho biết, sau khi xem xét tình trạng vết nứt thì thấy rằng, hiện tượng nứt trụ cầu không nằm trong vùng mà momen lớn, không có vết ngang thân trục mà chủ yếu là vết nứt dọc. Hiện tượng này nếu có chỉ có lực nén lớn, mà nén lớn như thế này gây ra vết nứt dọc thì chỉ có quá tải, nén quá tải với áp xuất trước. Nhưng ở đây qua tính toán thì độ dư an toàn cao.

Theo khẳng định của ông Nguyễn Văn Nhậm, giảng viên trường Đại họcgiao thong vận tảiđồng thời nguyên trưởng ban kiểm tra an toàncầu Vĩnh Tuy,vết nứt này sẽ ảnh hưởng đến khả năng chịu lực nhưng không lớn, vì tiết diện làm việc của trụ này là tiết diện ngang, chứ không theo chiều dọc cầu.

Rà soát toàn bộ cây cầu tại Hà Nội

Sau khi nghe báo cáo chủ đầu tư, Bộ trưởng Xây dựng Trịnh Đình Dũng yêu cầuchủ đầu tư (Ban quản lý dự án hạ tầng Tả Ngạn) phải tập trung vào việc xử lý vết nứt này theo hướng thuê một tư vấn kiểm định độc lập đánh giá hiện trạng vết nứt, xác định nguyên nhân gây nứt và theo dõi quá trình diễn biến của vết nứt.

Đồng thời phải kiểm tra toàn tuyến, tất cả các trụ, kiểm tra tình trạng chung có những xuất hiện bất thường ở các kết cấu chịu lực chính của cầu.

"Hiện nay, các cầu trên địa bàn TP Hà Nội nói chung là an toàn, nhưng chúng ta cũng không thể chủ quan, một sơ suất nhỏ nằm ngoài khả năng kiểm soát cũng có thể gây sự cố. Với trách nhiệm quản lý Nhà nướccủa ngành Giao thông, Sở Giao thông vận tải phải tăng cường kiểm tra chất lượng các công trình. Riêng đối với cầu Vĩnh Tuyphải có thời hạn để kiểm tra đánh giá, tư vấn nhưng cần làm thật cẩn thận, chắc chắn" Bộ trưởng Dũng nhấn mạnh.

Cầu Vĩnh Tuy bắc qua sông Hồng thuộc tuyến vành đai 2 nằm trên địa bàn hai quận Hai Bà Trưng và Long Biên. Điểm đầu cách ngã ba Minh Khai khoảng 275m, và điểm cuối vượt qua quốc lộ 5 tại km2+630 khoảng 400m về phía KĐT Sài Đồng. Chiều dài toàn bộ tuyến dự án là 8493m, trong đó phần tuyến chính là 5830m với hai cầu là cầu Vĩnh Tuy dài 3778m và cầu vượt quốc lộ 5 với chiều dài 364m cùng với các cầu nhánh.

Nguồn Vnmedia


Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.

Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày

Tin mới