Hủy

"Chưa thể giảm thuế nhập khẩu xăng do thu ngân sách bị ảnh hưởng"

Thứ Năm | 13/09/2012 06:30

Kinh tế khó khăn ảnh hưởng thu ngân sách, do thu từ thuế nhập khẩu xăng dầu đóng vai trò lớn, Bộ Tài chính tạm thời giữ mức thuế như hiện nay.
 

Trước việc giá xăng có 3 lần tăng liên tiếp trong tháng 8 (tổng mức tăng 2.650 đồng/lít) mà thuế nhập khẩu vẫn giữ nguyên 12%, trả lời phỏng vấn trên truyền hình, ông Phạm Vũ Anh, Phó Cục trưởng Cục quản lý giá - Bộ Tài chính cho biết, việc điều hành giá xăng dầu hiện nay phải dùng sử dụng đồng bộ công cụ về vĩ mô như các biện pháp như thuế, quỹ bình ổn giá để chia sẻ lợi ích của người tiêu dùng, doanh nghiệp và Nhà nước

Theo Bộ Tài chính, 8 tháng đầu năm, thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu ước đạt 79.580 tỷ đồng, bằng 51,7% dự toán. Thu ngân sách thấp so dự toán một phần do việc giảm thuế suất thuế nhập khẩu xăng dầu từ cuối tháng 2/2012.

"Trước đó mức thuế nhập khẩu xăng đã giữ ở mức 0% rất lâu, khi giá xăng thế giới giảm thì Bộ Tài chính có điều kiện khôi phục lại mức thuế này. Với tình hình kinh tế khó khăn ảnh hưởng đến thu ngân sách, trước mắt Bộ Tài chính tạm thời giữ nguyên mức thuế nhập khẩu xăng là 12%", ông Vũ Anh nói.

Đồng tình với quan điểm của lãnh đạo Bộ Tài chính, Thứ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Cẩm Tú nhận xét, thuế nhập khẩu xăng hiện đang chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn thu từ thuế xuất nhập khẩu.


(Trong năm 2011, thuế nhập khẩu xăng giữ ổn định ở 0% trong 10 tháng, từ tháng tháng 5 đến tháng 7/2012, thuế nhập khẩu tăng từ 0 lên 12% và giữ nguyên đến nay khi mà giá có liên tục 4 lần tăng).

Về hướng điều hành thuế nhập khẩu xăng sắp tới, đại diện Bộ Tài chính cho hay rất khó để dự đoán mức thuế 12% sẽ giữ trong bao lâu bởi còn phụ thuộc vào giá xăng thế giới và kinh tế trong nước. Tuy nhiên, khi có giá thế giới thay đổi và tình hình kinh tế sáng hơn thì Bộ sẽ cân nhắc việc điều chỉnh thuế.

Bên cạnh đó, việc mỗi lít xăng dầu đang phải "cõng" một khoản thuế và phí lớn (tại ngày 10/9, mỗi lít xăng A92 phải gánh tổng cộng 7.012 đồng thuế và phí, trong đó có 1.825 đồng/lít thuế tiêu thụ đặc biệt với thuế suất 10%) đã khiến xuất hiện câu hỏi rằng liệu có nên đưa xăng dầu vào diện phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt hay không.

Đơn vị: đồng/lít, kg


Trước vấn đề này, ông Phạm Vũ Anh cho hay, hiện thuế tiêu thụ đặc biệt chỉ áp với mặt hàng không khuyến khích tiêu dùng. Xăng là mặt hàng không tái tạo được và có vai trò chiến lược trong an ninh năng lượng và tác động vào nhiều ngành kinh tế. Do vậy, cần đưa xăng vào diện phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt để khuyến khích không tiêu dùng. Ngoài ra, hiện nay chỉ đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với xăng, còn dầu thì không, vị này nói.

Liên quan đến vấn đề này, Thứ trưởng Nguyễn Cẩm Tú bổ sung, hiện tại Việt Nam thuế và phí tính trên mỗi lít xăng chiếm khoảng 30%, trong khi ở nhiều nước trên thế giới lên tới trên 55%.

Ông Trần Ngọc Năm - Phó Tổng giám đốc Tập đoàn xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) đề xuất, Bộ Tài chính nên giữ ổn định thuế nhập khẩu xăng dầu trong quý, riêng với xăng thì khoảng 10% và sau đó sẽ điều hành giá theo cơ chế thị trường.

Theo ý kiến của đại diện Bộ Tài chính, Bộ sẽ nghiên cứu tham khảo ý kiến này. Song, lãnh đạo Bộ Công thương lại cho rằng đề xuất của ông Năm chỉ tiện cho doanh nghiệp, còn cơ quan điều hành sẽ phải nhìn cả xã hội.

Khi giá thế giới tăng cao, sẽ buộc phải giảm thuế nhập khẩu để ổn định giá trong nước, những nếu thực hiện cố định thuế thì sẽ không thể thực hiện điều trên, ông Tú nói.

Ngày 11/9, Liên Bộ Tài chính Công thương có văn bản chỉ đạo doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu mối không tăng, giữ ổn định giá bán lẻ tất cả các chủng loại xăng, dầu.Đồng thời, từ 12/9, giảm thuế nhập khẩu dầu điêzen từ 10% xuống 8%; dầu mazút và dầu hoả từ 12% xuống 10%. Thuế nhập khẩu xăng vẫn giữ nguyên là 12%.Liên quan đến quỹ bình ổn giá, Liên Bộ cho phép các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu tăng mức sử dụng với mặt hàng dầu diezel, dầu hoả, dầu mazút từ 300 đồng/lít, kg lên 500đồng/lít, kg; mức sử dụng với xăng giữ nguyên 500 đồng/lít.

Nguồn Khampha


Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.

Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày

Tin mới