Hủy

Cơ hội nào cho các doanh nghiệp tôn thép nội địa trong năm 2019?

Lê Thy Thứ Năm | 18/04/2019 14:05

Ảnh: HSG.

Trong những năm qua, tôn là nhóm ngành chịu ảnh hưởng nặng nề nhất trước là sóng nhập khẩu từ nước ngoài.
 

Nguyên nhân là do hầu hết doanh nghiệp tôn mạ hoạt động ở hạ nguồn, nên hầu như toàn bộ các nguyên vật liệu đầu vào là thép cán nóng/ nguội đều phải nhập khẩu, sau đó chỉ đóng góp ở khâu mạ, cắt nên các doanh nghiệp tôn mạ nội địa rất khó cạnh tranh về giá.

Co hoi nao cho cac doanh nghiep ton thep noi dia trong nam 2019?
 

Đồng thời, tham vọng đầu tư mở rộng trong các năm gần đây đã khiến tổng công suất tăng cao so với nhu cầu nội địa, dẫn tới dư cung khiến cho giá thành tôn mạ hạ thấp.

Tới cuối năm 2018, 6 doanh nghiệp thị phần đầu ngành (tổng cộng 83%) có tổng công suất đạt gần 5 triệu tấn, tuy nhiên công suất hoạt động chỉ đạt trung bình 64%. Dư cung nội địa khiến giá thành tôn mạ hạ thấp, phản ánh ngay trong biên lợi nhuận gộp của các nhà sản xuất tôn mạ.

Ông Vũ cứu Hoa Sen?

Trước tình hình này, các doanh nghiệp đã có những thay đổi chiến lược. Công ty Cổ phần Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) cho rằng chủ động giảm đầu tư tăng công suất là chiến lược khôn ngoan mà các doanh nghiệp tôn mạ có thể theo đuổi. Thứ nhất, giảm đầu tư là giảm áp lực về vốn cũng như đòn bẩy tài chính lên doanh nghiệp. VDSC nhận thấy hầu hết các doanh nghiệp tôn mạ đều có tỷ lệ Nợ/Vốn chủ rất cao (HSG 3,1 lần, NKG 1,7 lần, Tôn Đông Á 2,9 lần (2017)). Đặc biệt trong hoàn cảnh biên gộp ngày càng mỏng, chi phí lãi vay tăng sẽ tạo gánh nặng rất lớn lên tăng trưởng lợi nhuận của doanh nghiệp. 

Vì thế, VDSC đánh giá cao HSG ở kế hoạch ngừng đầu tư dây chuyền mạ mới. Điều này thể hiện khả năng nhận định thị trường và đón đầu xu hướng của doanh nghiệp đầu ngành. Hiện tại công suất hoạt động của mảng tôn mạ HSG đang ở mức 65%, đủ dư địa để tăng trưởng kép 15%/năm trong vòng 3 năm tới mà không cần đầu tư thêm. Đồng thời, việc này giảm áp lực tiêu thụ, chủ động tránh sức ép hạ giá bán để giữ lại mức lợi nhuận gộp lớn hơn. Quan trọng nhất, HSG nhờ vậy có thể giảm áp lực lên đòn bẩy tài chính, vừa giảm áp lực lên lợi nhuận ngắn hạn, vừa giảm áp lực lên dòng tiền do trả nợ dài hạn. 

VDSC nhận định cơ hội để tiếp tục tăng trưởng trong ngành là vẫn còn. Thứ nhất, việc nhập khẩu sắt thép có xu hướng giảm dần là tin vui cho các nhà sản xuất tôn mạ nội địa. Lợi thế về chi phí vận chuyển và nhất là các biện pháp tự vệ thương mại của Bộ Công thương áp lên tôn mạ nhập khẩu là cơ hội cho các doanh nghiệp chiếm thị phần nội địa. Thứ hai, việc bắt đầu có thể mua nguyên liệu thép cán nóng sản xuất trong nước là điểm mạnh về hậu cần, giúp các doanh nghiệp giảm chi phí vận chuyển, giảm tác động của giá do thời gian vận chuyển dài cũng như lên kế hoạch sản xuất tốt hơn. Khoảng 5 triệu tấn thép cán nóng từ Formosa và 3,5 triệu tấn từ Hoà Phát Dung Quất được kỳ vọng đáp ứng đủ nhu cầu nội địa và nâng sức cạnh tranh cho sản phẩm tôn mạ Việt Nam xuất khẩu.

Co hoi nao cho cac doanh nghiep ton thep noi dia trong nam 2019?
 

 Ngoài ra, VDSC cũng có quan điểm tích cực với HSG nhờ có thế mạnh về bán lẻ nội địa đã duy trì được tỷ trọng tiêu thụ tôn mạ trong nước ở quanh mức 50%. Thậm chí, việc tỷ trọng xuất khẩu giảm từ 53% năm 2017 xuống còn 50% năm 2018 cho thấy HSG thực sự đang chủ động tăng tiêu thụ nội địa. Ngược lại, NKG và Tôn Đông Á buộc phải dựa vào thị trường xuất khẩu khi mở rộng quy mô. NKG xuất khẩu xấp xỉ 2/3 sản lượng tôn mạ, trong khi Tôn Đông Á, mặc dù tiêu thụ trong nước từng chiếm 55% tổng doanh số, sau một giai đoạn tăng quy mô mạnh mẽ cũng đã phải chủ động xuất khẩu nhiều hơn.

Trong điều kiện biên gộp của tiêu thụ trong nước cao hơn biên gộp xuất khẩu, VDSC nhận định HSG là người có lợi thế hơn trong giai đoạn cạnh tranh gay gắt của ngành tôn mạ.  Năng lực bán lẻ vượt trội là lợi thế tuyệt đối của HSG khi chủ động hạ tăng trưởng. HSG đã phát triển thương hiệu và có thị phần vững chắc ở mức trên 30%, bỏ xa tốp sau (cao nhất là NKG và Tôn Đông Á, khoảng 15% mỗi doanh nghiệp). Sở hữu hơn 490 điểm bán lẻ là yếu tố tiên quyết để HSG giữ lại mức biên gộp cao trong khi các nhà sản xuất khác như Tôn Đông Á, Nam Kim, Tôn Phương Nam phải chiết khấu thương mại cho các đại lý vật liệu xây dựng. 

Nhận định của CTCK mà NCĐT trích dẫn chỉ mang tính tham khảo.


Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.

Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày

Tin mới