Hủy

Đại biểu Trần Du Lịch: Chính quyền địa phương chỉ cần 2 thay vì 4 cấp

Thứ Hai | 03/06/2013 17:42

Về sở hữu đất đai, nhiều Đại biểu kiến nghị Nhà nước nên đứng ra thu hồi sau đó đấu thầu thay vì giao cho doanh nghiệp xử lý toàn bộ.
 

Chiều nay, 3/6, kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XIII tiếp tục được tiến hành với nội dung xoay quanh việc sửa đổi dự thảo Hiến pháp 1992.

Về vị trí của các thành phần kinh tế, Đại biểu Trần Du Lịch (đoàn TPHCM) nhất trí với phương án 3, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế.

Hiện nay, chúng ta đang muốn giải phóng lực lượng sản suất huy động nguồn lực, các bộ phận kinh tế đều là cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân cùng phát triển lâu dài hợp tác bình đẳng. Xây dựng xã hội chủ nghĩa, nhất là với Việt Nam hiện nay, xây dựng quan hệ sản xuất tiên tiến, giải phóng các thành phần kinh tế bình đẳng.

Về nhiệm vụ của Quốc Hội, đại biểu Trần Du Lịch cho rằng Quốc hội sẽ quyết toán khoản liên quan đến ngân sách Quốc gia do Chính phủ đại diện. Tuy nhiên, ông cũng kiến nghị cần làm rõ cái nào thuộc ngân sách địa phương, cái nào là của ngân sách Nhà nước nhưng hỗ trợ địa phương. Đối với ngân sách địa phương, tự thu càng lớn tự chủ càng cao.
Về mặt tổ chức hành chính địa phương, đại biểu Trần Du Lịch cho rằng hiện nay tổ chức hành chính địa phương chưa phù hợp, cần phải tổ chức lại chính quyền địa phương và đề suất chính quyền địa phương chỉ cần 2 cấp là tỉnh và cơ sở thay vì 4 cấp.

Đại biểu Đinh Xuân Thảo (Hà Nội) căn bản nhất trí với các ý kiến như đại biểu Trần Du lịch, bên cạnh đó, đại biểu cũng kiến nghị Quốc hội cần cân nhắc vấn đề nào đưa vào Hiến pháp, vấn đề nào đưa vào Luật định, hiến pháp chỉ nên được điều chỉnh trong phạm vị hẹp.

Về sở hữu đất đai thể hiện trong điều 58, đại biểu Lê Thị Tám (Đoàn Nghệ An) cho biết cử chi tán thành tán thành dự thảo, tuy nhiên nhân dân còn băn khoăn về chế định thu hồi thiếu nhất quán, và có kiến nghị Nhà nước nên đứng ra thu hồi sau đó đứng ra đấu thầu, phần chênh lệch dành để tái hỗ trợ khu tái chịnh cư, tu sửa hạ tầng tránh để danh nghiệp thu hồi gây co kéo, đền bù không thỏa đáng.

Nguồn Dân Việt


Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.

Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày

Tin mới