Hủy

Đầu tuần, giá vàng giảm nhẹ, tỷ giá ổn định

Thứ Hai | 07/07/2014 08:39

Giá vàng xa dần mốc 37 triệu đồng/lượng trong khi giá USD tại ngân hàng phổ biến ở 21.250 - 21.320 VND/USD.
 

Lúc 8h24 sáng nay 7/7, giá vàng SJC tại TPHCM xuống còn 36,66 – 36,78 triệu đồng/lượng, giảm 60 nghìn đồng/lượng mua vào, 40 nghìn đồng/lượng bán ra. Nhue vậy, kể từ đầu tháng này, giá vàng đã giảm 170 nghìn đồng/lượng, giảm 520 nghìn đồng/lượng so với mức đỉnh thiết lập hôm 20/6.

Gaifn

Hiện giá vàng trên thị trường thế giới đứng ở 1.316 USD/oz. Như vậy nếu tính theo tỷ giá Vietcombank và không bao gồm thuế, phí, giá vàng trong nước đang cao hơn thế giới khoảng gần 3 triệu đồng/lượng.

Trên thị trường tiền tệ, sau khi có đợt giảm mạnh cuối tuần qua, hiện tỷ giá tại các ngân hàng đầu tuần ổn định. Tỷ giá niêm yết tại Vietcombank là 21.270 – 21.320 VND/USD. ACB hạ 10 đồng mua vào, giữ nguyên chiều bán ra, niêm yết ở 21.240 – 21.320 VND/USD mua vào – bán ra.

Giá USD tại Eximbank là 21.250 – 21.320 VND/USD, tại Techcombank là 21.250 – 21.325 VND/USD. Tỷ giá tại VietinBank là 21.250 – 21.320 VND/USD, tại BIDV là 21.270 – 21.320 VND/USD.

Uỷ ban Giám sát Tài chính Quốc gia và một số chuyên gia thời gian gần đây tỏ ra lo ngại ngoại tệ cho vay tăng mạnh trong khi nguồn huy động lại giảm. Trong báo cáo công bố tuần trước, Uỷ ban Giám sát Tài chính Quốc gia dẫn số liệu tăng trưởng tín dụng và huy động ngoại tệ và nhận định thanh khoản ngoại tệ phải chịu áp lực nhất định. Các ngân hàng thương mại ghi nhận nhu cầu vay ngoại tệ tăng cao hơn so với vay tiền đồng.

Về tình hình tín dụng ngoại tệ nửa đầu năm, VnExpress dẫn lời Vụ trưởng Vụ Chính sách Tiền tệ Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng cho biết: "Ngân hàng Nhà nước đã linh hoạt cho phép các ngân hàng mở rộng tín dụng ngoại tệ, qua đó góp phần tăng tín dụng chung của nền kinh tế. Đến cuối tháng 5/2014, tín dụng ngoại tệ tăng 9,35% so với cuối năm ngoái trong khi tín dụng chung đối với nền kinh tế chỉ tăng 1,51%. Điều đó cho thấy, nếu không có sự linh hoạt, tín dụng toàn hệ thống khó có thể tăng được như vậy và tăng trưởng tín dụng ngoại tệ đã đóng góp đáng kể vào tăng trưởng tín dụng chung, qua đó hỗ trợ tăng trưởng kinh tế".

Hệ số sử dụng vốn ngoại tệ của các ngân hàng (tín dụng/huy động) đến cuối tháng 5 lên tới 99,5% nhưng bà Hồng khẳng định không đáng quan ngại, bởi nếu so với cùng kỳ năm ngoái, tín dụng ngoại tệ mới tăng1,34%. Mặt khác, nếu tính cả các khoản tiền gửi ngoại tệ trong nước khác và nguồn vốn nước ngoài thì hệ số sử dụng vốn chỉ khoảng 50-60%.

Nguồn Theo DVO


Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.

Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày

Tin mới