Hủy

Đưa giàn khoan phi pháp vào biển Đông, Trung Quốc ngang ngược tố Việt Nam 'can thiệp'

Thứ Tư | 07/05/2014 14:09

Ông Dương Khiết Trì trắng trợn tố cáo Việt Nam "vi phạm nghiêm trọng chủ quyền Trung Quốc khi can thiệp vào các hoạt động bình thường của công ty Trung Quốc".
 

Ảnh chụp bản tin về cuộc điện đàm giữa Phó thủ tướng chính phủ, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm BìnhMinh và Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Dương Khiết Trì trên trang web của Bộ Ngoại giao TrungQuốc

Trong cuộc điện đàm với Phó thủ tướng chính phủ, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh vào chiều hôm 6.5, Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Dương Khiết Trì nói Việt Nam không nên can thiệp vào hoạt động của các công ty Trung Quốc tại vùng biển gần quần đảo Hoàng Sa.

Ông Dương trắng trợn tố cáo Việt Nam "vi phạm nghiêm trọng chủ quyền Trung Quốc khi can thiệpvào các hoạt động bình thường của công ty Trung Quốc" ở quần đảo Hoàng Sa. Ông này cho rằng đây làvùng biển thuộc chủ quyền của Trung Quốc.

Phát biểu của ông Dương được đăng tải trên trang web của Bộ Ngoại giao Trung Quốc vào hôm6.5.

Về phía Việt Nam, trong cuộc điện đàm với ông Dương,Phó thủ tướng chính phủ, Bộ trưởngNgoại giao Phạm Bình Minh nhấn mạnh việc Trung Quốc đơn phương đưa giàn khoan HD-981 và một lượnglớn tàu các loại, kể cả tàu quân sự vào hoạt động ở khu vực này là bất hợp pháp, đi ngược lại luậtpháp và thông lệ quốc tế, vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa, quyền chủquyền và quyền tài phán đối với các vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.

Phó thủ tướng chính phủ, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh khẳng định việc làm này cũng ảnhhưởng tiêu cực đến sự tin cậy chính trị và các mặt hợp tác giữa hai nước, tổn thương tình cảm củangười dân Việt Nam.

Việt Nam không thể chấp nhận và kiên quyết phản đối việc làm này của Trung Quốc; yêu cầu TrungQuốc rút hết giàn khoan HD-981 và các tàu hộ tống ra khỏi khu vực này và cùng đàm phán để xử lýnhững bất đồng xung quanh vấn đề này.

Phó thủ tướng chính phủ, Bộ trưởng Ngoại giaoPhạm Bình Minh khẳng định, Việt Nam có đầy đủcăn cứ pháp lý và lịch sử khẳng định chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa và quyền chủ quyền,quyền tài phán đối với vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa theo các quy định của Công ước LHQ vềluật Biển 1982.


Bản đồ xác định vị trí giàn khoan HD-981 nằm bất hợp pháp trong vùngđặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam - Ảnh: Tập đoàn Dầu khí Việt Nam cung cấp

Vào ngày 4.5, Đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gặp Đại biện Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nộitrao Công hàm của Bộ Ngoại giao Việt Nam gửi Bộ Ngoại giao Trung Quốc.

Nội dung Công hàm nhấn mạnh hoạt động của giàn khoan HD-981 và tàu Trung Quốc đã "xâm phạmnghiêm trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa,vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, cũng như đã vi phạm nghiêm trọng các thỏathuận giữa lãnh đạo hai nước, tinh thần và lời văn của Tuyên bố DOC, các quy định có liên quan củaluật pháp quốc tế"; yêu cầu Trung Quốc "rút ngay giàn khoan nói trên cùng các tàu, thiết bị, nhânsự có liên quan ra khỏi khu vực lô 143 thuộc thềm lục địa Việt Nam và không để tái diễn các hànhđộng tương tự."

Hội Khoa học kỹ thuật và kinh tế biển TP.HCM vào hôm 6.5 đã ra tuyên bố phản đối Trung Quốc đưagiàn khoan và lực lượng bảo vệ đi kèm xâm phạm thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của ViệtNam.

Chính phủ Mỹ vào hôm 6.5 cũng đã lên tiếng cảnh báo Trung Quốc rằng quyết định đem giàn khoanbiển sâu vào vùng biển của Việt Nam là một hành động "khiêu khích" và Washington hiện đang theo dõisát.

Được biết, vào ngày 3.5, Cơ quan An toàn Hàng hải Trung Quốc (MSAC) đã thông báo trên trang webcủa mình rằng toàn bộ tàu thuyền nên tránh xa giàn khoan HD-981 trong phạm vi có bán kính dài ítnhất là 1,6 km.

Đến ngày 5.5, cơ quan này đã tăng phạm vi nói trên lên 4,8 km.

Mở chiến dịch tổng lực truyền thông quốc tế về chủ quyền biểnđảo của VN nhân vụ giàn khoan HD-981

Tiếp theo cuộc điện đàm giữa Phó thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh vớiỦy viên Quốc vụ Trung Quốc Dương Khiết Trì, theo kế hoạch thì chiều 7.5, Bộ Ngoại giao Việt Nam sẽhọp báo quốc tế vụ giàn khoan HD 981. Đây là động thái hết sức cần thiết để thông tin sự việcnghiêm trọng này và tranh thủ công luận thế giới cho cuộc đấu tranh chính nghĩa của Việt Nam.

Theo tôi, không chỉ Bộ Ngoại giao tổ chức họp báo quốc tế tại Hà Nội mà Đại sứ quán ViệtNam ở các nước - đặc biệt là tại các nước lớn như Hoa Kỳ, Anh, Pháp , Nga, Nhật, Đức…. cả ởBắc Kinh và ASEAN - cũng cần phải họp báo quốc tế về vụ này. Tại các cuộc họp báo này, cần tổ chứctrưng bày để giới phóng viên quốc tế tiếp cận với những bản đồ của chính Trung Quốc in ấn đời Thanhvà của các nhà bản đồ uy tín của châu Âu cho thấy lúc đó Trung Quốc không có Hoàng Sa - TrườngSa.

Việc Trung Quốc ngang ngược đưa giàn khoan khủng vào biển Việt Nam đã cho ta cơ hội mở chiếndịch tổng lực truyền thông phạm vi quốc tế về chủ quyền biển đảo.

Nguyễn Thiện Tác giả chương trình Dân ta biết sử ta


Hoàng Uy

Nguồn Thanh Niên


Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.

Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày

Tin mới