Hủy

Giá dầu tuột dốc nhưng hộ gia đình châu Á hưởng lợi không nhiều

Chủ Nhật | 04/01/2015 08:53

Giá năng lượng giảm đang gây ra triển vọng đáng lo ngại cho châu Á: tăng trưởng lương có thể giảm đúng vào lúc cần nhất thu thập tăng thêm.
 

Hầu hết các nước châu Á, ngoại trừ Australia, Malaysia và Indonesia, đều là nhà nhập khẩu ròng năng lượng, khoáng chất và các nguyên liệu thô khác. Đối với các nước, giá hàng hóa giảm rõ ràng làm giảm gánh nặng đối với ví tiền của người tiêu dùng. Điều này rất đáng khích lệ khi mức lương điều chỉnh theo lạm phát tại châu Á – Thái Bình Dương tăng 2 điểm phần trăm dưới mức trung bình dài hạn, phản ánh khả năng mặc cả yếu ớt của thị trường lao động trong bối cảnh tăng trưởng GDP chậm chạp. 

Lợi ích của giá dầu rẻ phụ thuộc vào tác động đến người sử dụng cuối cùng. Nhưng những người sử dụng lao động, chịu áp lực phải chuyển một phần tiền tiết kiệm sang người tiêu dùng, có thể cố gắng thu lại tiền theo nhiều cách khác nhau. 

Tại Trung Quốc, các công ty nhận thấy giá mua hàng hóa, đo bằng chỉ số giá nhà sản xuất, giảm tháng thứ 33 liên tiếp. Ngoại trừ Indonesia, giá nhà sản xuất tại châu Á hầu như không tăng. Thiếu quyền định giá, các công ty châu Á có thể cố gắng tăng lợi nhuận bằng cách kiềm chế mức lương. 

Các chính phủ cũng có động cơ tương tự. Reuters đưa tin, Ấn Độ có thể tiết kiệm được 12 tỷ USD bằng cách giảm trợ cấp năng lượng và tăng thuế đánh vào sản phẩm dầu mỏ. Kết quả là chi phí năng lượng của người tiêu dùng không giảm tương xứng với mức giá của giá dầu. Tại Thái Lan, giá dầu diesel chỉ giảm 7%, theo Tisco Securities, mặc dù giá dầu thô giảm hơn 40% trong 6 tháng qua. 

Tài chính hộ gia đình tại châu Á vốn đã không ổn định. Nợ hộ gia đình tại Malaysia, Hàn Quốc và Thái Lan vượt quá 80% GDP; các khoản vay tiêu dùng tại Singapore cũng đạt gần mức đó. Khi lãi suất toàn cầu tăng, gánh nặng lãi cũng tăng. Nếu lương tăng trưởng chậm, người tiêu dùng có thể sẽ gặp khó khăn khi thanh toán các khoản nợ và lãi. 

Trở lại năm 1986, giá dầu giảm 50%; nhưng tăng trưởng lương thực tế tại châu Á vẫn trì trệ trong nhiều năm sau đó. Nếu lịch sử lặp lại, giá hàng hóa giảm có thể không mang lại nhiều lợi ích cho các hộ gia đình và đôi khi chỉ là sự thất vọng.

Nguồn DVO/Reuters


Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.

Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày

Tin mới