Hủy

HSBC: Tác động kinh tế ngắn hạn từ sự kiện Giàn khoan tương đối ít

Thứ Ba | 03/06/2014 23:49

Ngành sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất là dịch vụ du lịch, dù rằng ảnh hưởng này chỉ là tạm thời.
 

Khối Nghiên cứu Kinh tế của Ngân hàng HSBC (HSBC Global Research)vừa công bố bản báo cáo về Kinh tế Vĩ mô - Triển vọng kinh tế vĩ mô Việt Nam số tháng 6.2014 "Cáinhìn cận cảnh về FDI và Giao thương".

Theo báo cáo này, HSBC đánh giá FDI đăng ký từ Trung Quốc tăng lên trong những năm gần đây nhưngtổng vốn đầu tư từ Trung Quốc còn nhỏ. Vì thế mối quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và Trung Quốcđơn thuần là mối quan hệ chuỗi cung ứng cấp 1 hơn là mối quan hệ đầu tư. Trung Quốc là thị trườngnhập khẩu lớn nhất của Việt Nam.

Phần lớn hàng hóa nhập từ Trung Quốc dùng là nguyên liệu cho sản xuất dệt may như vải sợi, bông vàmáy móc. Tuy nhiên hàng tiêu thụ nhập khẩu từ Trung Quốc cũng khá lớn.

Vì thế, nhìn từ gốc độ tăng trưởng, tác động ngắn hạn của những sự kiện gần đây sẽ tương đối ít.Ngành sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất là dịch vụ du lịch, dù rằng ảnh hưởng này chỉ là tạm thời. Ở cácnơi khác, du khách Trung Quốc đã chiếm tỉ lệ ngày càng cao hơn trong tổng số các du khách do thunhập của họ được cải thiện.

Tính từ đầu năm đến nay, tổng số khách Trung Quốc du lịch đến Việt Nam tăng 26,1%. Du khách đến từTrung Quốc hiện đang chậm lại, sẽ giảm trong tháng 6 nhưng HSBC dự báo sẽ trở lại bình thường trongtháng 7.

Trong khi chưa thể đánh giá đầy đủ về sự tác động dài hạn, nhiều khả năng các nhà sản xuất tại ViệtNam sẽ cố gắng nội địa hóa nguyên liệu đầu vào để tăng cường quản lý chuỗi cung ứng của mình vàgiảm bớt sự phụ thuộc vào nguyên liệu từ Trung Quốc cũng như đáp ứng được yêu cầu của hiệp địnhTPP.

HSBC cũng nhận định rằng, các nhà đầu tư chính vẫn không thay đổi và vốn FDI vẫn có xu hướng vàoViệt Nam. FDI chỉ mang lại nhiều lợi ích cho sự phát triển dựa trên tính hiệu quả nó, không phảinguồn vốn FDI nào cũng như nhau. Quốc gia chủ nhà có thể sẽ không tạo được cú hích dài hạn nếu họchỉ tìm cách thu hút FDI mà bỏ qua việc cân nhắc lợi ích của nó với nền kinh tế địa phương.

Việt Nam, ở một chừng mực nào đó, đang ở ngã tư đường. Xuất khẩu của Việt Nam đang dần chiếm thịphần trên thị trường quốc tế nhờ vào các nguồn đầu tư trong và ngoài nước. Các bước tiếp theo ViệtNam cần là:(1) Tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa tự do thương mại quốc tế thông qua các hiệp ước nhưhiệp định thương mại tự do (FTA) Việt Nam-Hàn Quốc, FTA Việt Nam-Châu Âu và Châu Á Thái Bình Dương(TPP); (2) Cải thiện cơ sở hạ tầng hậu cần, giảm sự thiếu hụt lao động lành nghề và tăng khả năngquản lý chuỗi cung ứng và liên kết với các công ty nước ngoài.

Nguồn CafeF


Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.

Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày

Tin mới