Hủy

Khoảng 1/3 tiền huy động tăng thêm được TCTD đầu tư vào trái phiếu Chính phủ

Thứ Hai | 17/12/2012 18:31

Ngoài ra, có một lượng không nhỏ (chiếm 39%) được NHNN hút về thông qua nghiệp vụ thị trường mở và phát hành tín phiếu.
 

Số liệu cho thấy trong 11 tháng đầu năm, huy động tăng trưởng tương đối tốt trong khi tăng trưởng tín dụng lại tương đối thấp. Vậy câu hỏi đặt ra là dòng tiền huy động được đã đi đâu?
a

Theo bản tin ngày 17/12/2012 của Công ty chứng khoán Rồng Việt, vốn huy động được trong những tháng đầu năm nay một phần đã được các tổ chức tín dụng mang đi đầu tư trái phiếu chính phủ; một phần được NHNN hút về nhằm điều tiết cung tiền; một phần để trích dự phòng rủi ro và một phần đã được giải ngân để giúp các doanh nghiệp cơ cấu và đảo nợ.

Cụ thể, phân tích về dòng chảy vốn huy động, với tăng trưởng đến ngày 20/11 đạt 15,98%, tương đương 444.085 tỷ đồng vốn huy động được, sau khi trừ đi các khoản dự trữ bắt buộc, cho vay còn lại khoảng 326.058 tỷ đồng.

a

Các chuyên viên phân tích Rồng Việt cho rằng, trong bối cảnh rủi ro gia tăng do nợ xấu và sự quản lý chặt chẽ của NHNN, TCTD đã tìm đến kênh đầu tư trái phiếu như là công cụ phòng ngừa rủi ro, vừa đảm bảo mức lợi nhuận chắc chắn đồng thời có thể tạo thanh khoản lúc cần thiết.

Năm 2012, tổng cộng đã có 130.000 tỷ đồng trái phiếu được huy động thành công (tính đến 20/11) với thành phần tham gia dự thầu khoảng 90% là các tổ chức tín dụng (117.000 tỷ đồng). Như vậy, có thể thấy, khoảng 1/3 lượng tiền huy động tăng thêm nhưng không thể cho vay đã được các tổ chức tín dụng đầu tư vào trái phiếu Chính phủ.

Rồng Việt cũng cho rằng, trong những tháng đầu năm nay, NHNN điều tiết cung tiền nhằm tránh áp lực lên lạm phát thông qua nghiệp vụ OMO và phát hành tín phiếu. Theo dõi thị trường mở và phát hành tín phiếu cho thấy, lượng tiền NHNN hút về thông qua nghiệp vụ thị trường mở và phát hành tín phiếu đến 21/11 là còn khoảng 127.170 tỷ đồng, chiếm khoảng 39% lượng tiền huy động tăng thêm nhưng không thể cho vay.
a

Ngoài ra, một phần trong số vốn huy động không thể cho vay ra nền kinh tế cũng được dùng vào việc trích lập dự phòng rủi ro cũng như đảm bảo an toàn về vốn và thanh khoản cho TCTD (chiếm khoảng 70.000 tỷ đồng).

Bên cạnh đó, tổng tín dụng/GDP vẫn duy trì ở mức cao (trên 100%). Lý giải cho điều này các chuyên viên phân tích cho rằng một phần tiền huy động đã được giải ngân giúp các doanh nghiệp đảo nợ vay hoặc trả nợ cũ và cho thấy tín dụng vẫn có sự đóng góp khá lớn vào tăng trưởng GDP trong 3 quý đầu năm 2012.

Nguồn Khampha


Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.

Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày

Tin mới