Hủy

Kỳ cơ cấu danh mục các quỹ ETF tháng 6: Nguy cơ loại STB, HAG, SJS và PVF

Thứ Năm | 23/05/2013 10:36

Nếu loại 4 cổ phiếu này, Market Vector Vietnam ETF thu về khoảng 55,45 triệu USD và phải giải ngân vào 4 cổ phiếu khác.
 

Tháng 6 tới đây hai quỹ ETF đầu tư vào Việt Nam là Market Vector Vietnam ETF (VNM) và FTSEVietnam ETF sẽ công bố danh mục đầu tư trong quý 2/2013. Lịch công bố của FTSE sẽ vào ngày 7/6/2013và VNM sẽ công bố vào ngày 14/6/2013.

Kỳ 1: VNM sẽ loại STB, HAG, PVF và SJS?

Danh mục của VNM tại ngày 21/5/2013 có 25 cổ phiếu trong đó có 17 cổ phiếu Việt Nam và 8 cổphiếu nước ngoài.


Danh sách nắm giữ của VNM ngày 21/5/2013

Điều kiện của VNM đối với các cổ phiếu có sẵn trong danh mục đó là vốn hóa thị trường phải trên75 triệu USD, room nhà đầu tư nước ngoài (còn lại) không được dưới 5%, giá trị giao dịch bình quân1 phiên trong 3 tháng liên tiếp ít nhất 0,6 triệu USD trong kỳ xem xét và KLGD 1 tháng ít nhất200.000 cổ phiếu trong kỳ đánh giá và 2 kỳ xem xét trước đó.

Như vậy thì trong kỳ đánh giá lần này của VNM sẽ có ít nhất 2 cổ phiếu chắc chắn bị loại là STBcủa Sacombank và HAG của Hoàng Anh Gia Lai.

Sacombank vừa được UBCK đồng ý chốt tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài ở mức 10% vốn điều lệcủa Sacombank để ngân hàng này hoàn thành đợt chuyển nhượng cho đối tác chiến lược nước ngoài, việcchốt room ngoại này có hiệu lực đến tháng 4/2014. Tại thời điểm ngày 22/5/2013, khối ngoại đang sởhữu 6,24% vốn điều lệ của STB, nghĩa là room còn lại của khối ngoại tại STB hiện nay chỉ còn 3,76%(dưới 5% và đã vi phạm điều kiện của VNM).

Tại thời điểm 21/5/2013, VNM đang nắm giữ 28.368.000 cổ phiếu STB (chiếm 5,66% NAV của quỹ này,tương đương 26,38 triệu USD giá trị thị trường) và chắc chắn trong kỳ review tới VNM sẽ loại STB rakhỏi danh mục.

Đối với cổ phiếu HAG của Hoàng Anh Gia Lai, vừa qua HAGL vừa giới hạn room nước ngoài từ 43,71%xuống 37,82% để đảm bảo cho việc phát hành riêng lẻ của nhà đầu tư nước ngoài, trong khi đó, tạithời điểm 21/5/2013, khối ngoại đang nắm giữ 34,02% vốn điều lệ của HAG, như vậy room nước ngoàicòn lại của khối ngoại tại mã này chỉ ở mức 3,8%, không đủ điều kiện của VNM và chắc chắn VNM sẽloại HAG ra khỏi danh mục trong kỳ review lần này.

Hiện VNM đang nắm giữ 12.474.363 cổ phiếu HAG, chiếm 2,9% NAV của VNM (giá trị thị trường khoảnđầu tư này khoảng 15 triệu USD)

Một cổ phiếu khác trong danh sách có thể bị loại đó là cổ phiếu SJS của CTCP Đầu tư phát triểnđô thị và khu công nghiệp Sông Đà, SJS sau khi bị đưa vào diện kiểm soát kể từ ngày 11/4 và chỉđược giao dịch 15 phút cuối cùng của phiên, giá SJS đã giảm rất mạnh từ 20.000 đồng/cp xuống 15.000đồng/cp ngày hôm qua, vốn hóa thị trường của SJS lúc này chỉ đạt 1.495 tỷ đồng, tương đương 71,19triệu USD, không đủ điều kiện của VNM. Hiện VNM đang nắm giữ 7.844.530 cổ phiếu SJS (giá trị thịtrường khoảng 5,64 triệu USD, chiếm 1,21% NAV của quỹ).

Đối với truờng hợp của PVF, công ty này có phương án sáp nhập với WesternBank và sẽ phải hủyniêm yết, do đó rất có thể trong kỳ lần này VNM và FTSE sẽ đồng loạt loại PVF ra khỏi danhmục.

Nếu loại 4 cổ phiếu này, VNM sẽ thu về khoảng 55,45 triệu USD (tương đương khoảng 1.164 tỷ đồng)và quỹ này sẽ phải giải ngân vào 4 cổ phiếu khác để đủ số lượng cổ phiếu trong danh mục là 25 mã.Quỹ này cũng đảm bảo lượng giải ngân vào các cổ phiếu nước ngoài (không niêm yết tại Việt Nam) sẽkhông quá 30% của Index.

Những mã nào sẽ đủ điều kiện của VNM?

Đối với những cổ phiếu mới muốn được thêm vào rổ chỉ số phải đảm bảo có room nước ngoài từ 10%trở lên, có vốn hóa thị trường thấp nhất là 150 triệu USD (3.150 tỷ đồng), giá trị giao dịch bìnhquân 1 phiên trong 3 tháng trong kỳ đánh giá phải đạt ít nhất 1 triệu USD và KLGD bình quân 1 thángphải đạt ít nhất 250.000 cổ phiếu.

Xem xét các bluechips hiện tại có HSG của Tôn Hoa Sen đủ điều kiện (vốn hóa 4.429 tỷ đồng), KLGDbình quân 272.000 cổ phiếu/phiên, nước ngoài đang nắm 33,66% vốn (room còn lại 15,34%), tuy nhiêngiá trị giao dịch bình quân 1 phiên của HSG chỉ quanh 10 tỷ đồng, thấp hơn yêu cầu của VNM là 1triệu USD (21 tỷ/phiên) nhưng có vẻ điều kiện về giá trị giao dịch không phải là yếu tố thiết yếuvì GMD trong kỳ đánh giá trước được thêm vào rổ danh mục mặc dù giá trị giao dịch bình quân chỉquanh 10 tỷ đồng/phiên.

DRC của CTCP Cao su Đà Nẵng cũng có thể là một lựa chọn khi vốn hóa thị trường của mã này đạthơn 3.023 tỷ đồng, khối ngoại đang sở hữu 24%, KLGD bình quân hơn 700.000 cổ phiếu/phiên, vấn đềduy nhất của DRC ở thời điểm hiện tại là "cách một chút xíu" về vốn hóa (vẫn đang dưới 150 triệuUSD).

SHB của Ngân hàng TMCP Sài gòn Hà Nội có vốn hóa 6.379 tỷ đồng, KLGD và giá trị giao dịch đều đủđiều kiện của VNM, SHB cũng có thể là một sự lựa chọn trong kỳ cơ cấu danh mục lần này.

Hiện cổ phiếu chiếm tỷ trọng lớn nhất trong VNM là PPC của Nhiệt điện Phả Lại khi cổ phiếu nàychiếm tới 8,26% NAV của VNM do giá PPC đã tăng khá mạnh trong tháng 4. VNM có thể bán bớt PPC đểđảm bảo đủ tỉ trọng của PPC trong danh mục tối đa là 6%.

Nguồn CafeF


Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.

Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày

Tin mới