Hủy

Lãi suất thấp - Nền tảng tăng điểm chứng khoán Việt Nam tháng 8?

Thứ Tư | 27/08/2014 09:28

Thị trường chứng khoán 2014 tăng trưởng với nền tảng lãi suất thấp, tỉ giá ổn định, dòng tiền đầu tư nước ngoài vào mạnh.
 

Thị trường chứng khoán Việt Nam đang chứng kiến đà tăng điểm khi VN-Index lần lượt chinh phục hết mốc cao nhất 5 năm rồi tới 6 năm. Thị trường tăng điểm trong bối cảnh thanh khoản cải thiện và tiền liên tục đổ vào thị trường.

Và nhà đầu tư đang đi hỏi, thị trường tăng điểm nhờ yếu tố nào?

Nhìn lại thời điểm quý I/2012, lãi suất được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) định hướng giảm, nhằm hổ trợ các doanh nghiệp vay với mức lãi suất thấp, phục hồi sản xuất.

Trên nền tảng vĩ mô có yếu tố thay đổi bước ngoặt, NHNN từ việc thực thi hành chính sách tiền tệ thắt chặt để kiềm chế lạm phát sang việc nới rộng dần dần cung tiền. Hệ quả là lãi suất có xu hướng giảm mang tính bước ngoặt từ quý I/2012.

Đánh dấu sự thay đổi mang tính bước ngoặt, thị trường Việt Nam giai đoạn quý I/2012 tăng trưởng rất mạnh. Sóng chứng khoán đầu năm 2012 là con sóng dài trên nền tảng là 1 cơn sóng giảm lãi suất mạnh. Doanh nghiệp, nhà đầu tư kỳ vọng nền kinh tế sẽ chuyển biến tốt hơn. Và thực tế diễn biến sau đó, các chỉ số tài chính của nhiều doanh nghiệp niêm yết trên 2 sàn cải thiện rất nhiều thông qua việc giảm lãi suất.

Trong giai đoạn này, VN-Index đã bật tăng mạnh 38,7% từ 351,55 điểm vào ngày 30/12/2011 lên mức 487,6 điểm vào ngày 9/5/2012. HNX-Index có mức tăng hấp dẫn hơn khi tăng đến 42,6% từ 58,74 điểm lên 83,76 điểm.

Cổ phiếu của các công ty chứng khoán dẫn dắt thị trường bước vào giai đoạn phục hồi. Kỳ vọng này dựa trên logic, chứng khoán khởi sắc, giao dịch bùng nổ, công ty chứng khoán thu được nhiều phí hơn và có thể có lãi từ hoạt động tự doanh.

Sau đó, nhóm cổ phiếu chứng khoản sẽ tạo hiệu ứng lan tỏa sang các nhóm ngành khác như ngân hàng, bất động sản, xây lắp, nguyên liệu cơ bản, thủy sản, khai khoáng…giúp thị trường chung phục hồi.

Nhóm cổ phiếu tài chính (chứng khoán & ngân hàng) có mức phục hồi ấn tượng nhất, sau đó là các ngành nguyên liệu (cao su và nhựa). Kế tiếp là các ngành thương mại, sản xuất - kinh doanh, xây dựng, bất động sản, công nghệ năng lượng

Con sóng chứng khoán đầu năm 2012, nhiều cổ phiếu tăng giá hơn 100%

Nếu có sự so sánh thì thời điểm 2012 và thời điểm tháng9/2014 vĩ mô Việt Nam đã có sự cải thiện đáng kể. Nếuđầu năm 2012 đó là lãi suất huy động 14% cho vay trên 20% ngược lại đến thời điểmhiện tại lãi suất huy động chỉ còn 6% cho vay các doanh nghiệp chỉ còn 8-9%.

Và ngày 25/08/2014, các ngân hàng lớn ở Việt Nam đồng loạt giảm thêm lãi suất huy động từ 0,1%-0,5% ở tất cả các kỳ hạn.

Thị trường chứng khoán tăng trưởng với nền tảng lãi suất thấp, tỉ giá ổn định, dòng tiền đầu tư nước ngoài vào mạnh
Nhìn đầy đủ các tiêu chí của vĩ mô trong 8 tháng đầu năm 2014: lãi suất, tín dụng, giá bất động sản, tỉ giá, tăng trưởng GDP, PMI đều cải thiện.

Lạm phát khó có biến động lớn dù có những yếu tố mùa vụ như khai giảng năm học, lũ lụt rơi vào quý III hàng năm, tăng giá điện, hay giá xăng tăng. Mọi thứ đều bị tổng cầu kéo lại.

Lãi suất có thể giảm thêm tối đa 0,5% đến 1% nữa trong bối cạnh hệ thống ngân hàng đang huy động tốt nhưng tín dụng của toàn bộ hệ thống không tăng trưởng mạnh được.

Tăng trưởng tín dụng vẫn tăng trưởng yếu kém, trong bối cảnh hệ thống NHTM tăng cường trích lập dự phòng. Từng hồ sơ giải ngân của mỗi ngân hàng rất khó duyệt.

Tỉ giá vẫn trong tầm kiểm soát của ngân hàng nhà nước.Có chăng là nới biên độ tỉ giá 1-2% thông qua tỉ giá liên ngân hàng.

Tăng trưởng GDP có xu hướng cải thiện theo từng quý.

Chỉ số nhà mua hàng (PMI) 11 tháng liên tục tăng trên 50. Sản xuất của Việt Nam tiếp tục phục hồi và phát triển.

Đầu tư gián tiếp nước ngoài (FII): Khối ngoại mua vào khá mạnh kể từ 2012. Năm 2012, FII vào Việt Nam là 300 triệu USD, con số của năm 2013 là 315 triệu USD. 8 tháng đầu năm 2014 con số FII cũng gần 300 triệu USD.

Đó chính là những tiền đề khởi đầu cho những cơn sóng trên TTCK 8 tháng đầu năm 2014.


VN-Index tăng hơn 30% so với đầu năm 2014

Con sóng chứng khoán năm 2014 không xoay vòng theo ngành như đã diễn ra trong năm 2012 mà chủ yếu tập trung vào nhóm bluechip có hoạt động kinh doanh tốt, nhóm cổ phiếu dầu khí. Nhóm dầu khí PVC, PVS, PGS, PVD nhóm vốn hóa lớn như GAS, VIC, HPG, FPT...có tốc độ tăng giá vượt trội so với phần còn lại của thị trường.

Điều này có thể giải thích như nhóm dầu khí có kết quả kinh doanh cải thiện nhờ tập đoàn dầu khí trong năm 2014 tung gói 100.000 tỉ đồng đầu tư cho ngành. Kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp dầu khí cải thiện rất nhiều từ sự mở rộng đầu tư của tập đoàn dầu khí.

Còn các cổ phiếu vốn hóa lớn GAS, VIC, HPG, FPT đó là những doanh nghiệp đầu ngành, kết quả kinh doanh tăng trưởng rất tốt nên giá cổ phiếu tăng mạnh.

Nguồn Theo DVO


Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.

Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày

Tin mới