Hủy

Mục tiêu tăng trưởng tín dụng 12% liệu có khả thi?

Thứ Hai | 25/02/2013 21:31

Một thông tin không mấy lạc quan xuất hiện ngay từ đầu năm là tăng trưởng tín dụng tính đến 19/2 là âm 0,16%.
 

Năm nay, Ngân hàng Nhà nước đặt mục tiêu sẽ tăng trưởng tín dụng khoảng 12%, đi kèm là những chính sách nhằmnới lỏng tín dụng, từng bước giải quyết sự "nghẽn mạch" của dòng tiền.

Tuy nhiên, nền kinh tế vẫn đang gặp nhiều khó khăn nên kịch bản đang có vẻ như lặp lại tương tự2012. Năm trước, Ngân hàng Nhà nước dự kiến mức tăng trưởng tín dụng khoảng 15-17%, nhưng đến hếtnăm mục tiêu này chỉ tăng 8,91%; trong đó bao gồm cả trái phiếu Chính phủ.

Một số ngân hàng cũng đã xác định kế hoạch cho mình như Agirbank dự kiến tăng trưởng tín dụng ở mức11-13%, BIDV khoảng 12%, VietinBank khoảng 15 - 20%, Eximbank khoảng 20%, MB là 17%.

Vậy liệu trong hoàn cảnh hiện tại, con số tăng trưởng 12% của toàn ngành ngân hàng liệu có khảthi? Ông Nguyễn Văn Hoàn, Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng OceanBank nói: "Trong lúc khó khăn, nếu ngân hàngbiết chắt lọc, biết chọn lựa khách hàng thì chắc chắn con số 12% tăng trưởng tín dụng của toànngành sẽ đạt được."

Tuy nhiên, ông Nguyễn Đức Hưởng, Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị LienVietPostBank lại cho rằng: Nếukhông có cơ chế gì đột biến thì tăng tưởng tín dụng năm nay cũng vẫn sẽ chật vật. Hiện nay, cácngân hàng đang thừa tiền và thực tế đang có nghịch lý là huy động tăng mà cho vay ít.

"Cán bộ tín dụng và các ngân hàng đều rất sợ cho vay ra mà không thu hồi về được, tâm lý này ảnhhưởng đến việc giải ngân và hầu hết các ngân hàng chỉ thắt chặt thêm điều kiện cho vay chứ khôngmuốn nới lỏng để 'ra vốn'," ông Hưởng cho biết.

Một lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước cũng thừa nhận, mục tiêu này có đạt được hay không còn phụ thuộcrất nhiều vào mức độ hấp thụ vốn của nền kinh tế và sức khỏe của doanh nghiệp. Ngân hàng Nhà nướcvẫn tiếp tục quản lý chất lượng tín dụng tại các ngân hàng thương mại một cách chặt chẽ để tránhvốn đi sai chỗ, không mang lại hiệu quả.

Còn chuyên gia tài chính ngân hàng Cao Sĩ Kiêm phân tích, rất có thể kịch bản tăng trưởng tín dụngcủa năm 2012 sẽ tái diễn khi mà dự báo phải chờ đến sau quý 2, tiền mới được xả mạnh ra nền kinhtế.

"Nếu tốc độ phản ứng của chính sách cũng như khả năng thực thi phối hợp của chúng ta tốt thì có khảnăng cuối năm sẽ tăng nhanh và bám nút 12%. Còn nếu không, thì chắc chắn là dưới 1 con số, tức làkhoảng 10% trở lại", ông Cao Sĩ Kiêm nói.

Thế nhưng, ông Kiêm cũng cho rằng cuộc chạy đua về lượng để đạt được một hay hai con số phần trămtăng trưởng hiện cũng không còn nhiều ý nghĩa đối với các ngân hàng, mà là cuộc cạnh tranh về chấtđể mỗi đồng vốn có thể tìm được đến đúng địa chỉ của nó.

Nguồn Vietnam+


Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.

Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày

Tin mới