Hủy

Năng suất lao động của Việt Nam kém hơn Trung Quốc 87%

Mạnh Đức Thứ Năm | 22/02/2018 08:33

Nikkei/Reuters

Nikkei dẫn một báo cáo của Mc Kinsey cho hay tính ở khía cạnh sản lượng trên mức lương chi trả.
 

Theo một báo cáo mới của nhà tư vấn Mỹ Mc Kinsey, các công nghệ số thay thế (Disruptive digital technologies) có thể giúp các nước Đông Nam Á trở thành "công xưởng thực sự của thế giới", tạo ra mức tăng năng suất có giá trị khoảng từ 216 đến 627 tỷ USD, 

Báo cáo bao gồm một cuộc khảo sát về cách công nghệ số thay thế sẽ ảnh hưởng đến các nhà sản xuất và các công ty công nghệ trên toàn Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Trong số 200 người được hỏi, trên 75% cho biết họ mong đợi những tiến bộ kỹ thuật số để tăng doanh thu của các công ty hơn 10% và giảm chi phí một khoản tương tự.

Trên toàn cầu, McKinsey dự báo về một sự gia tăng năng lực sản xuất có giá trị 3,7 nghìn tỷ USD. Nếu mức tăng ASEAN đạt 627 tỷ USD, nghĩa là khu vực này sẽ chiếm 17% sự gia tăng năng lực sản xuất toàn cầu.

Dù lạc quan, hãng tư vấn vẫn nêu ra những trở ngại mà các nhà sản xuất ASEAN phải vượt qua.

"Tham vọng trên có thể bị cản trở bởi năng suất lao động thấp, dù phần lớn khu vực này có chi phí lao động", báo cáo cho biết. Năng suất lao động Việt Nam, được coi là một đối thủ gần gũi với Trung Quốc, kém hơn 87% so với Trung Quốc nếu tính ở khía cạnh sản lượng trên mức lương chi trả".

Ngoài ra, các công ty của ASEAN có thể gặp khó khăn khi mà họ không có nhiều kinh nghiệm về các công nghệ sẵn có cũng như việc thiếu dữ liệu, điều này có thể cản trở việc áp dụng công nghệ mới.

Bản báo cáo này đã chỉ ra các công ty của ASEAN - từ các start-up đến các doanh nghiệp lớn - đã bắt đầu triển khai các công nghệ kỹ thuật số chuyển đổi vào các mô hình kinh doanh của họ. Danh sách này bao gồm tập đoàn năng lượng Malaysia Petronas và nhà sản xuất thiết bị khai thác mỏ của Indonesia Trakindo Utama.

Khi xu hướng này tiếp tục diễn ra, các ngành công nghiệp chủ chốt như điện tử, hàng tiêu dùng và dược phẩm "sẵn sàng gặt hái được những lợi ích đáng kể". McKinsey ước tính sản xuất điện tử có thể đạt được mức tăng năng suất từ 30% đến 50%.

Pritish Bhattacharya, một cán bộ nghiên cứu thuộc Viện ISEAS-Yusof Ishak và biên tập viên của tạp chí Tạp chí Các nền kinh tế Đông Nam Á cho biết một mối quan ngại rằng thúc đẩy tự động hoá, đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất, sẽ làm giảm tổng số việc làm. Ông cho biết: "Người lao động có trình độ thấp và trưởng thành sẽ là những người đầu tiên bị ảnh hưởng. Những thành phần còn lại của lực lượng lao động cũng sẽ cảm nhận được áp lực ".

Trong 5 quốc gia ASEAN, chiếm khoảng 80% lực lượng lao động của khối này - Campuchia, Indonesia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam - gần 56% trong số tất cả các việc làm đều có nguy cơ bị thuyên chuyển do công nghệ trong vài thập kỷ tới, theo một báo cáo năm 2016 của Tổ chức Lao động Quốc tế.


Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.

Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày

Tin mới