Hủy

Nông dân trồng cao su ở châu Á chuyển đổi giống cây trồng do giá giảm

Thứ Năm | 05/06/2014 07:05

Giá cao su giảm khiến nhiều nông dân ở Malaysia và Indonesia chuyển sang trồng các giống cây công nghiệp khác hoặc tìm việc làm trong nhà máy hay hầm mỏ.
 

Châu Á hiện chiếm khoảng 90% sản lượng cao su thiên nhiên thế giới. Ngành công nghiệp sản xuất lốp xe chiếm khoảng 60% lượng tiêu thụ cao su toàn cầu và cao su cũng được sử dụng trong sản xuất găng tay và bao cao su.

Nguồn cung cao su tăng vào thời điểm nhu cầu tương đối yếu, do vậy, cần giảm sản lượng để hạn chế tác động lên giá cả và chỉ cần giảm 3-5% nguồn cung toàn cầu là đủ, Abah Ofon, nhà phân tích tại Standard Chartered ở Singapore cho biết.

Giá cao su trong năm nay đã giảm 25% và xuống mức thấp nhất trong 4,5 năm qua do những lo ngại về tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm lại của Trung Quốc, nước tiêu thụ chủ yếu, và nguồn cung dư thừa.

Theo Tổ chức Nghiên cứu Cao su Quốc tế (IRSG), năm 2014 nguồn cung cao su toàn cầu được dự đoán sẽ vượt nhu cầu 241.000 tấn. Tuy nhiên, theo các thương nhân, giá thấp có nghĩa là một số nông dân sẽ chuyển đổi giống cây trồng sang cọ lấy dầu, trong khi đó năng suất cao su sẽ giảm nông dân bỏ không chăm sóc.

Giá cao su có thể tăng trở lại vào năm 2017 khi thị trường cảm nhận được tác động của mức giá thấp do nông dân giảm lượng phân bón cho cây cao su, khiến năng suất giảm. Cũng sẽ không có thêm diện tích trồng mới và nông dân sẽ chuyển đổi sang giống cây trồng khác để có thu nhập tốt hơn.

Quá thất vọng do giá giảm mạnh, nông dân Malaysia và Indonesia bắt đầu chuyển sang trồng cọ lấy dầu hoặc tìm việc làm trong các nhà máy hay hầm mỏ.

Roslai Hasan, nông dân có 6 mẫu Anh (1 mẫu Anh = 0,4ha) tại bang Selangor, Malaysia, cho biết, đã phải từ bỏ cây cao su. Nhiều nông dân khác cũng đã bắt đầu trồng các loại cây khác như cọ dầu.

Mất 6 năm để cây cao su trưởng thành và cho mủ, trong khi cây cọ dầu bắt đầu cho trái trong vòng 3 năm.

Việc Hiệp hội Cao su Quốc tế (IRCo), gồm Thái Lan, Indonesia và Malaysia, không có hành động cụ thể và kịp thời cũng đang khiến nông dân và nhà xuất khẩu tức giận, nhưng dường như IRCo đang gặp khó khăn do thiếu quỹ và sự ủng hộ chính trị.

Hambali Nasution, 40 tuổi, nông dân trồng cao su ở đảo Sumatra, Indonesia, cho biết, giờ đây bán 1kg mủ cao su chỉ được 4.000 rupiah (1USD = 11,625 rupiah), trong khi đó giá gạo liên tục tăng, lên đến 10.000 rupiah/kg. Chúng tôi, những người nông dân, phải tìm việc khác để sinh sống và nuôi con như làm việc tại các đồn điền cây cọ dầu chẳng hạn.

Nguồn Theo DVO/Reuters


Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.

Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày

Tin mới