Hủy

POS là tương lai của lĩnh vực thanh toán

Thứ Năm | 22/05/2014 10:50

NHNN đang hình thành trung tâm chuyển mạch thẻ thống nhất để tạo điều kiện cho phát triển thanh toán không dùng tiền mặt.
 

Từ ngày 20 - 22/5, Banking Vietnam 2014 với chủ đề "Tái cấu trúc hạ tầng công nghệ, nâng cao năng lực quản trị rủi ro trong hoạt động ngân hàng" do Ngân hàng Nhà nước (NHNN), Cục Công nghệ tin học ngân hàng và Tập đoàn dữ liệu quốc tế IDG.

Hội thảo với 1 phiên báo cáo chính và 4 chuyên đề đề cập đến những vấn đề trọng tâm mà lãnh đạo ngân hàng cần chú trọng để xây dựng chiến lược kinh doanh hiệu quả trong môi trường cạnh tranh như hiện nay như tái cấu trúc hạ tầng công nghệ, hạ tầng thanh toán, nâng cao năng lực quản trị rủi ro, an ninh bảo mật thông tin.

Trong chuyên đề "Tái cấu trúc hạ tầng thanh toán", ông Lê Văn Tiên, Trưởng phòng Phát triển Thanh toán, Vụ Thanh toán, NHNN đã trình bày tổng quan về xu hướng phát triển thị trường thanh toán Việt Nam. Ông Tiên nhấn mạnh phát triển thanh toán qua POS (Point of Sale - các máy chấp nhận thanh toán) là tương lai của lĩnh vực thanh toán giai đoạn 2014 - 2015 tại Việt Nam, coi mPOS - dịch vụ chấp nhận thanh toán di động là hướng đi chính.

Theo ông Tiên, NHNN đang tập trung xây dựng trung tâm chuyển mạch thẻ thống nhất, kết nối liên ngân hàng và phát triển thanh toán thẻ qua POS. Dự kiến từ nay tới tháng 6 sẽ hình thành trung tâm chuyển mạch thẻ thống nhất để thẻ của các ngân hàng được chấp nhận trên toàn hệ thống...

Xây dựng chuẩn thẻ chip nội địa, chuyển đổi từ thẻ từ sang thẻ chip cũng là một giải pháp để đẩy mạnh phát triển triển thanh toán trong trước mắt, đảm bảo an ninh, an toàn và mở rộng các dịch vụ thanh toán thẻ.

Các dịch vụ tài chính đang trở thành một nguồn doanh thu mới bên cạnh các kênh tín dụng truyền thống. Theo báo cáo của KPMG năm 2013, doanh thu từ khách hàng đạt 6,47%, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong thu nhập thuần ngoài lãi của các ngân hàng. Nhu cầu sử dụng dịch vụ tại các TCTD của khách hàng đang tiếp tục phục hồi sau một năm đầy biến động và dự kiến sẽ tăng nhẹ trong năm 2014.

Nắm bắt được xu thế đó, các ngân hàng đã tích cực đầu tư nâng cấp, ứng dụng công nghệ phát triển các kênh dịch vụ tài chính ngân hàng hiện đại như mobile banking, internet banking, sms banking, và các dịch vụ thẻ. Cụ thể, thị trường Việt Nam đã có 52 tổ chức phát hành thẻ với 57,1 triệu thẻ, 14.300 ATM, 101,400 POS, theo NHNN tháng 12/2013.

Tuy nhiên, với nhiều kênh phân phối dịch vụ như hiện nay, khả năng tích hợp và quản lý hiệu quả hệ thống kênh phân phối dịch vụ đa dạng là yếu tố quyết định sự thành bại của một ngân hàng. Khi sử dụng nhiều kênh phân phối để tiếp cận khách hàng, các ngân hàng cần đảm bảo trải nghiệm dịch vụ của khách hàng đồng nhất trên mọi kênh phân phối ông Sam Plowman, Giám đốc điều hành Sandstone Technology khuyến nghị.

Theo đó, trải nghiệm của khách hàng sẽ không bị gián đoạn khi chuyển từ việc sử dụng kênh phân phối này sang một kênh phân phối khác. Chiến lược phân phối của các ngân hàng cần có sự chuyển dịch từ việc "cung cấp mọi dịch vụ trên mọi kênh phân phối" sang "tích hợp hiệu quả các kênh phân phối".

Nguồn Theo DVO


Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.

Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày

Tin mới