Hủy

Reuters: Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất khi giá dầu tăng mạnh

Mạnh Đức Thứ Sáu | 18/05/2018 15:41

Ảnh: Quý Hòa

Các nước nghèo hơn với khả năng vay hạn chế có thể gặp khó khăn về tài chính trong bối cảnh giá trị nhập khẩu năng lượng tăng lên cao hơn.
 

Chi phí cho dầu mỏ tại châu Á sẽ vượt qua mốc 1 nghìn tỷ USD trong năm nay, gấp đôi vào năm 2015 và 2016, khi giá dầu chạm mức 80 USD/thùng và nhu cầu tại  lục địa chạm mức kỷ lục.

Giá dầu đã tăng gần 20% kể từ tháng 1 và tăng lên mức 80USD/thùng lần đầu tiên kể từ năm 2014 trong phiên giao dịch ngày 17.5.

Lo ngại về mức độ ảnh hưởng lên các nền kinh tế do giá năng lượng cao hơn, đặc biệt là ở các nước phải nhập khẩu dầu ở châu Á. Chi phí tăng lên có thể gây lạm phát và làm tổn thương cả người tiêu dùng và công ty.

"Châu Á dễ bị tổn thương nhất khi giá dầu tăng vọt", ngân hàng đầu tư của Canada RBC Capital Markets cảnh báo như vậy trong một lưu ý trong tháng này, sau khi giá dầu tăng cao nhất kể từ tháng 11 năm 2014.

Reuters: Viet Nam se bi anh huong nhieu nhat khi gia dau tang manh
 

Theo dữ liệu của ngành, Châu Á-Thái Bình Dương tiêu thụ hơn 35% trong số 100 triệu thùng dầu mà thế giới sử dụng mỗi ngày, và thị phần của nó đang tăng đều đặn. Châu Á cũng là khu vực sản xuất dầu ít nhất thế giới, chiếm dưới 10% sản lượng.

Lạm phát và chi phí tăng lên

Ngân hàng Mỹ Morgan Stanley cho biết: "Giá dầu tăng có thể đẩy chi phí cao hơn".

Trung Quốc đến nay là nước nhập khẩu dầu lớn nhất châu Á và thế giới, với 9,6 triệu thùng/ngày vào tháng 4, chiếm gần 10% mức tiêu thụ toàn cầu. Với mức giá hiện tại, giá trị lượng tiêu thu này lên đến  768 triệu USD/ngày, 23 tỷ USD/tháng - một con số khổng lồ 280 tỷ USD một năm.

Reuters: Viet Nam se bi anh huong nhieu nhat khi gia dau tang manh
 

Các nước châu Á khác thậm chí còn chịu những rủi ro cao hơn khi giá dầu tăng. Ấn Độ và Việt Nam sẽ là những nước chịu thiệt hại nhiều nhất, ìò không chỉ phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu, nguồn lực quốc gia chưa đủ lớn để hấp thụ các chi phí nhiên liệu tăng đột ngột.

RBC cho biết: "Các nước nghèo hơn với khả năng vay hạn chế có thể gặp khó khăn về tài chính trong bối cảnh giá trị nhập khẩu tăng lên cao hơn".

Trừ khi nhiên liệu được nhà nước trợ giá, các hộ gia đình và doanh nghiệp ở các nước nghèo cũng dễ bị tổn thương hơn do giá dầu tăng cao hơn so với các nước giàu có hơn.

Trong các nền kinh tế đang phát triển như Ấn Độ, Việt Nam hay Philippines, chi phí nhiên liệu chiếm khoảng 8-9% mức lương trung bình của một người, theo nghiên cứu của Reuters và số liệu từ cổng thông tin Numbeo. So với chỉ 1-2% ở các nước giàu có như Nhật Bản hay Úc.

Việc giá dầu tăng lên có tác động đặc biệt lớn đến các công ty vận tải và hậu cần. Một công ty ở châu Á là hãng chuyển phát nhanh LBC Express Holdings (LBC.PS) tại Philippines.

Enrique V. Rey Jr nói: "LBC đã chăm chú theo dõi diễn biến giá dầu thô ... Những gì chúng tôi, tại LBC, đang chuẩn bị cho là những ảnh hưởng tăng giá dầu có thể có trên các hãng hàng không của chúng tôi: các hãng hàng không, hãng tàu, công ty vận tải đường bộ".

Giá dầu cao đặt ra "thách thức với chúng tôi trong việc cải thiện hiệu quả hoạt động và duy trì lợi nhuận", ông nói. Một số công ty cho biết họ sẽ chuyển bất kỳ chi phí nào cao hơn sang cho người tiêu dùng.

Chryss Alfonsus Damuy, chủ tịch và giám đốc điều hành của công ty Philippines Chelsea Logistics, cho biết công ty của ông có thể bị ảnh hưởng bởi giá dầu cao hơn, nhưng “chúng tôi có thể chuyển phần chi phí tăng lên này sang cho người tiêu dùng thông qua điều chỉnh giá”.


Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.

Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày

Tin mới