Hủy

Tại sao Trung Quốc nhằm vào Việt Nam?

Thứ Tư | 21/05/2014 09:40

Về mặt địa lý, Trung Quốc có điều kiện thuận lợi để gây sức ép với Việt Nam hơn là các nước tranh chấp khác.
 

Theo học giả Lê Hồng Hiệp, tác giả bài viết mới đây được đăng trên mạng ASPIstrategist, việc hạ đặt giàn khoan trái phép tại vùng biển Việt Nam là“động thái hung hăng mới” của Trung Quốc.

Từ ngày 1/5, Trung Quốc đã triển khai giàn khoan Hải Dương-981 (Haiyang Shiyou-981) với nhiệm vụkhảo sát dầu khí ngoài khơi bờ biển Việt Nam.

Việt Nam phản đối kịch liệt với việc giàn khoan nằm gọn trong vị trí vùng đặc quyền kinh tế củaViệt Nam (khoảng 129 hải lý tính từ đường cơ sở). Việc này cũng khiến lan rộng mối quan ngại trongkhu vực.

Vụ việc trên là diễn biến mới nhất của cái gọi là "động thái hung hăng mới" của Trung Quốc trênBiển Đông sau khi nước này thực tế đã chiếm thành công bãi cạn Scarborough từ Philippines vào năm2012.

Sau năm 2013 khá ôn hòa, "làn sóng" mới này bắt đầu vào đầu năm nay với việc Trung Quốc bao vây BãiCỏ Mây trên quần đảo Trường Sa. Có nhiều bài báo cho rằng Trung Quốc đã chủ động chuẩn bị cho việcxây dựng một đường băng trên Bãi đá Gạc Ma (được Trung Quốc chiếm đóng sau cuộc đụng độ với ViệtNam năm 1988).

Việc triển khai giàn khoan trong vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam không phải là chiến thuật mới củaTrung Quốc trong tranh chấp lãnh hải với Việt Nam. Năm 1997, và cuối 2004, Trung Quốc đã triển khaigiàn khoan Kantan-3 và khoan trong Lô 113 của Việt Nam ngoài khơi Thừa Thiên Huế.

Trong cả 2 trường hợp trên, Trung Quốc đã rút giàn khoan sau khi Việt Nam có những phản ứng vềngoại giao.

Tuy nhiên, việc triển khai giàn khoan Hải Dương-981 có thể được coi là bước leo thang trong thái độcương quyết của Trung Quốc. Không giống như Kantan-3, giàn khoan mới này được trang bị nhiều côngnghệ tối tân có điều kiện khoan được tại vùng biển nước sâu.

Mặc dù vẫn không rõ việc giàn khoan này thực tế có tiến hành việc khoan thăm dò dầu khí không,nhưng việc nó được trang bị công nghệ có khả năng khoan sâu đồng nghĩa với việc Trung Quốc đang đedọa đối với quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam.

Các chuyên gia có thẩm quyền của Việt Nam cũng báo cáo về tình trạng gây hấn nghiêm trọng của TrungQuốc. Ví dụ, Trung Quốc đã đưa lên đến 80 tàu "hộ tống" giàn khoan gồm nhiều lực lượng khác nhautrong đó có 7 tàu chiến của Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc, nhằm hăm dọa các tàu Việt Nam. Mộtsố đã đâm một cách có chủ đích vào các tàu của Việt Nam, gây tổn thất đáng kể và đe dọa tính mạngcủa thủy thủ đoàn Việt Nam.

Đối diện với vấn đề này, nhiều câu hỏi đặt ra tại sao Trung Quốc lại nhằm vào Việt Nam trong số cácnước có tranh chấp trên Biển Đông.

Một là, Trung Quốc coi Việt Nam là mục tiêu "dễ chịu" hơn so với các bên tranh chấp khác trongASEAN. Với mục tiêu là Việt Nam, Trung Quốc sẽ không vấp phải sự phản đối mạnh mẽ từ các cường quốckhác nếu là Philippines, quốc gia gần đây đã tăng cường hợp tác quân sự với Mỹ.

Thứ hai, việc đặt giàn khoan gần quần đảo Hoàng Sa sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho Trung Quốc trongviệc bảo vệ giàn khoan này. Về mặt địa lý, Trung Quốc có điều kiện thuận lợi để gây sức ép với ViệtNam hơn là các nước tranh chấp khác.

Thứ ba, Việt Nam là nước cạnh tranh lớn nhất của Trung Quốc trong tranh chấp Biển Đông, vì vậy nhắmvào Việt Nam là cơ hội để Trung Quốc kiểm tra, đánh giá quyết tâm và khả năng thực sự của Việt Nam.Thời gian gần đây, Việt Nam đã đầu tư lớn để nâng cấp lực lượng hải quân và các lực lượng bán quânsự khác như Lực lượng Bảo vệ bờ biển, hay mới đây là Lực lượng Hải giám.

Thứ tư, gần đây Việt Nam đang nỗ lực tiến tới quan hệ gần gũi hơn với Mỹ, và sự triển khai giànkhoan là lời cảnh báo của Trung Quốc về hậu quả của những hành động như vậy.

Bất kể mục đích của Trung Quốc là gì, việc hạ giàn khoan thực sự là một mối đe dọa đối với lợi íchhợp pháp của Việt Nam. Vì vậy, Việt Nam phải đứng lên chống lại những thách thức từ phía TrungQuốc. Nhưng không may, Việt Nam có rất ít sự lựa chọn để chống lại "cuộc xâm lăng" này từ ngườihàng xóm phương bắc.

Hiển nhiên, Việt Nam không muốn sử dụng vũ lực để buộc giàn khoan rời khỏi Vùng Đặc quyền kinh tếcủa mình, vì nó tiềm ẩn nguy cơ lớn dẫn tới chiến tranh diện rộng với Trung Quốc, và Việt Nam khônghề mong muốn điều đó. Sự kiềm chế của Việt Nam trong việc sử dụng vũ lực là có thể hiểu được, mặcdù điều đó có thể làm dấy lên nghi ngờ về khả năng Việt Nam có thể ngăn chặn được Trung Quốc.

Hệ quả là, tất cả những gì Việt Nam có thể làm là công khai hóa những việc làm của Trung Quốc,tranh thủ sự ủng hộ về mặt ngoại giao của cộng đồng quốc tế, phản đối hành động của TrungQuốc.

Bên cạnh đó, Việt Nam cũng có thể sẽ vẫn duy trì thường xuyên hiện diện của các tàu bán quân sựxung quanh giàn khoan, như một hình thức phản đối hành động của Trung Quốc, hay ít nhất cũng là mộtchiến thuật để cản trở sự triển khai và thăm dò của giàn khoan.

Kết cục có thể xảy ra là, hai bên sẽ cố gắng tạo sự cân bằng cho đến ngày 15/8/2014 - ngày TrungQuốc tuyên bố sẽ rút giàn khoan. Nhưng vẫn chưa rõ Trung Quốc có thực hiện đúng cam kết hay không,và nếu có thực hiện, liệu Trung Quốc sẽ đưa giàn khoan quay trở lại vùng biển của mình, hay chỉ đơngiản là di chuyển giàn khoan đến vị trí khác cũng không được Việt Nam chấp nhận.

Nguồn Vietnam+


Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.

Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày

Tin mới