Hủy

Tồn trữ cà phê Việt Nam giảm mạnh do giá lên

Thứ Sáu | 15/07/2016 10:28

Mỗi khi chính trường Brazil có diễn biến mới, nông dân cà phê Việt Nam lại phải quyết định có nên bán ra cà phê hay không.
 

Sự sụt giảm lượng cà phê tồn trữ của Việt Nam - nước sản xuất cà phê lớn thứ 2 thế giới - một lần nữa nhấn mạnh mối quan hệ chặt chẽ giữa đồng nội tệ real Brazil luôn biến động và xuất khẩu cà phê của Việt Nam - ở nửa kia bán cầu.

Lượng cà phê tồn trữ của nông dân Việt Nam đã giảm 50% so với mức bình quân hàng năm do xuất khẩu trong nửa đầu năm nay tăng mạnh, theo số liệu thống kê của các nhà xuất khẩu.

Xuất khẩu cà phê của Việt Năm tăng mạnh khi nông dân tận dụng cơ hội real Brazil tăng giá do đồn đoán về cáo buộc đối với Tổng thống Brazil Dilma Rousseff.

Lượng cà phê tồn trữ của nông dân Việt Nam hiện chỉ còn khoảng 10% sản lượng niên vụ 2015-2016, thấp hơn so với 20% cùng kỳ năm ngoái, theo ông Lê Hùng Anh, giám đốc điều hành Công ty Anh Minh Coffee Co., tại tỉnh Đăk Lăk.

Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) ước tính sản lượng cà phê của Việt Nam niên vụ 2015-2016, kết thúc vào tháng 9/2016, đạt khoảng 1,758 triệu tấn. Với mức giá hiện nay, 10% sản lượng nêu trên tương đương khoảng 323 triệu USD.

Tồn trữ cà phê giảm mạnh chủ yếu do xuất khẩu trong nửa đầu năm tăng 40% so với cùng kỳ năm ngoái.

Đầu niên vụ, giá cà phê thấp khiến nông dân tăng tích trữ, nhưng vài tháng qua, lượng bán ra tăng mạnh khi giá cà phê được cải thiện.

Bất chấp lượng bán ra tăng, giá cà phê Robusta trên thị trường London đã lên cao nhất một năm qua. Giá hợp đồng cà phê trong tháng 6 đã tăng 12% và tính từ đầu năm đến nay tăng 22%, chủ yếu do real Brazil tăng giá so với USD trong năm nay do đồn đoán Tổng thống Brazil Dilma Rousseff sẽ bị buộc tội cùng với việc giới đầu cơ đổ nhiều tiền hơn vào hàng hóa, theo giới phân tích.

Trên thị trường vật chất, giá cà phê tăng là dấu hiệu cho thấy mối quan hệ chặt chẽ giữa đồng nội tệ Brazil luôn biến động với quyết định của nông dân và thương nhân cà phê tại Việt Nam.

Brazil hiện là nước sản xuất Arabica lớn nhất thế giới và sản xuất Robusta lớn thứ 2 thế giới, do vậy, tỷ giá giữa real Brazil và USD có thể đẩy tăng hoặc kéo giảm xuất khẩu cà phê của nước này, khiến giá cà phê thế giới tăng hoặc giảm.

Năm 2015, việc real Brazil giảm hơn 30% so với USD đã có tác động tiêu cực, khiến nông dân Việt Nam tăng cường tồn trữ cà phê, đẩy giá cộng thêm cà phê Việt Nam lên cao hơn hàng trăm USD so với giá tham chiếu trên sàn London, thậm chí khiến nhiều nông dân bỏ cà phê chuyển sang trồng hồ tiêu để có thu nhập tốt hơn.

Ngoài yếu tố tiền tệ, thời tiết khô hạn, nhất là tại vùng sản xuất cà phê chủ chốt của Brazil - bang Espirito Santo - và dòng tiền của giới đầu cơ đổ vào hàng hóa, theo các nhà phân tích.

Nhật Trường

Nguồn WSJ


Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.

Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày

Tin mới