Hủy

TPP: Cơ hội cho hàng dệt may xuất khẩu hưởng thuế 0%

Thứ Bảy | 22/06/2013 16:51

Điển hình là thị trường Mỹ với khoảng 1.000 dòng thuế nhập khẩu dệt may sẽ cắt giảm dần về 0% thay vì khoảng 17-20% như hiện nay.
 

Vòng đàm phán thứ 15 Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đang vào giai đoạn nước rút và được kỳ vọng sẽ mang lại cơ hội xuất khẩu của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam vào các thị trường này với cơ hội thuế xuất khẩu may mặc của Việt Nam được đưa xuống 0%.

Điển hình là thị trường Mỹ với khoảng 1.000 dòng thuế nhập khẩu dệt may sẽ cắt giảm dần về 0% thay vì khoảng 17-20% như hiện nay và tỷ lệ tăng trưởng xuất khẩu của hàng dệt may Việt Nam vào Mỹ đang khoảng 7%/năm sẽ tăng lên mức 15%/năm.

Giám đốc điều hành Tổng Công ty May 10 Thân Đức Việt cho biết,các doanh nghiệp trong nước và nhiều nhà đầu tư nước ngoàicần đẩy nhanh các dự án đầu tưtại Việt Nam để tận dụng lợi thế cạnh tranh về thuế từ TPP.

Với tỷ trọng 40% sản phẩm xuất vào thị trường Mỹ, 15% xuất vào thị trường Nhật Bản, thời gian qua Tổng Công ty May 10 đã được nhiều nhà đầu tư đến đặt vấn đề đầu tư mở rộng năng lực sản xuất.

Theo thống kê của Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas), đến nay đã có khoảng 10 doanh nghiệp nước ngoài đặt vấn đề đầu tư mở nhà máy dệt, may, nhuộm tại Việt Nam.

Một trong những nguyên tắc cơ bản để được hưởng mức thuế suất ưu đãi khi xuất khẩu hàng dệt may sang các nước có tham gia TPP là nguyên liệu sử dụng được sản xuất tại nước sở tại, hoặc sử dụng của các nước thành viên TPP.

Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Dệt May Việt Nam Lê Tiến Trường cho biết, mặc dù các doanh nghiệp trong nước không ngừng cố gắng tăng tỷ lệ nội địa hoá trong các sản phẩm song vẫn còn thấp so với yêu cầu đặt ra. Vì vậy, nguồn lực đầu tư của các doanh nghiệp nước ngoài được kỳ vọng sẽ tạo đột biến về tỷ lệ nội địa hóa đối với hàng may mặc Việt Nam.

Ở cấp độ cao hơn, Chính phủ mới đây cũng đã thông qua Chiến lược ngành Dệt may Việt Nam đến năm 2020, mà một trong những yếu tố quan trọng nhất liên quan đến việc hưởng ưu đãi của Hiệp định TPPlà Chiến lược đã thể hiện rõ việc tạo chuỗi cung ứng liên kết giữa các doanh nghiệp, từ xe sợi dệt vải, thiết kế, may mặc đến bán hàng.

Nhờ chuỗi liên kết này mà các doanh nghiệp lớn như Tổng Công ty May 10 dù không trực tiếp đầu tư vào khâu nguyên liệu vẫn có thể mua của các doanh nghiệp trong nước thay vì nhập khẩu, như vậy sẽ tạo ra một lợi thế cạnh tranh chặt chẽ giữa các doanh nghiệp về giá, chất lượng cũng như về khả năng đáp ứng thời gian giao hàng.

Nguồn Chinhphu.vn


Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.

Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày

Tin mới