Hủy

TPP: Cuộc mặc cả của những nước lớn

Thứ Tư | 05/03/2014 15:08

Đàm phán Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) một lần nữa lại lỗi hẹn khi không đi đến thoả thuận chung nào.
 

Bộ trưởng Thương mại 12 nước trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương cómặt tại Singapore tuần trước (ngày 25/2) xúc tiến các đàm phán với hy vọng ký được Hiệp định Đốitác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) trong năm 2014. Họ đã phải rốt ráo gặp lại nhausau khi không hoàn tất đàm phán vào cuối năm ngoái theo đề nghị của Mỹ. Tuy nhiên, một lần nữa,vòng đàm phán đã kết thúc sau bốn ngày thương thuyết mà không đạt được thỏa thuận chung, các bênvẫn chưa đưa ra lịch trình cụ thể cho vòng đàm phán tiếp theo.

TPP hy vọng sẽ trở thành "hiệp định của thế kỷ XXI" đầy tham vọng khi kết nối 12 quốc gia chiếm tới40% GDP của thế giới. Mặc dù sốt ruột để đạt được hiệp định quan trọng này nhưng cũng như Mỹ vàNhật Bản, nhiều quốc gia khác đang phải đối mặt với những khó khăn chính trị riêng.

Chẳng hạn, Malaysia lo ngại TPP có thể ảnh hưởng đến chính sách mua sắm dành cho "Bumiputras" (tứcchủ yếu là dân tộc bản địa người Mã Lai chứ không phải những dân tộc gốc Trung Quốc và Ấn Độ) vàlàm suy yếu hỗ trợ cho liên minh cầm quyền.

Những điểm mấu chốt về tiếp cận thị trường và những khác biệt về hàng rào thuế quan đối với hànghóa nhập khẩu vẫn là những rào cản chính khiến các nước thành viên chưa thể thỏa thuận ký TPP, đặcbiệt là hai nền kinh tế lớn Nhật Bản và Mỹ. Trước vòng đàm phán lần này, Nhật Bản chưa muốn bãi bỏthuế quan đối với một số mặt hàng nông sản gồm gạo, thịt bò và heo, sản phẩm sữa, lúa mì, đường.Nhật Bản cũng đang gây sức ép để Mỹ đưa ra lịch trình cụ thể loại bỏ thuế quan 2,5% với ô tô chởkhách và 25% với xe tải nhẹ.

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe coi TPP như một phần quan trọng của chiến lược "ba mũi tên" Abenomicstrong nỗ lực cải cách triệt để nền kinh tế Nhật Bản. Đây là kinh nghiệm mà cựu Thủ tướng Trung QuốcChu Dung Cơ áp dụng trong những năm 1990, tận dụng triển vọng gia nhập WTO để tạo ra áp lực cảicách kinh tế trong nước. Tuy nhiên, có vẻ ông Abe không đi xa hơn được ông Chu trong chiến thuậtnày khi Nhật Bản còn quá nhiều cản trở.

Sự tham gia của Nhật Bản sẽ đồng nghĩa với một thỏa thuận bao trùm 40% GDP toàn cầu, và thêm vào60 tỷ USD cho thị trường xuất khẩu của Mỹ. Chính vì vậy, chính phủ Obama và các chuyên gia Mỹ tuyênbố ủng hộ việc kết nạp Nhật Bản vào TPP khi Tokyo bày tỏ lợi ích khi tham gia thỏa thuận này. Theodự kiến, Tổng thống Mỹ Barack Obama sẽ thăm Nhật Bản vào tháng 4 và đây được xem là mốc quan trọngcho việc kết thúc đàm phán TPP khi hai nền kinh tế lớn nhất của khối TPP có được tiếng nóichung.

Khi quyết định tham gia đàm phán TPP, ông Abe nói Nhật Bản không thể tự mình khép kín, nếu muốntiếp tục duy trì tăng trưởng, và mô tả điều ông gọi là "đây là cơ hội cuối cùng để tham gia và nếuđể lỡ cơ hội này thì Nhật Bản sẽ bị tụt hậu". Như vậy, bản thân ông Abe cũng rất nóng lòng để TPPsớm hiện thực hóa, sự kéo dài thời gian dường như chỉ là sự "mặc cả" giữa hai nước lớn với "đơnhàng" lớn.

Tuy nhiên, điểm mấu chốt là Tổng thống Mỹ phải được trao toàn quyền đàm phán và Quốc hội Mỹ sẽchỉ là nơi phê chuẩn cuối cùng. Nhưng cho đến nay, ông Obama vẫn đang vấp phải sự chống đối ở ngayphe Dân chủ trong hai viện Quốc hội Mỹ, nhất là khi sự chống đối TPP từ các nghiệp đoàn và giớidoanh nghiệp bị ảnh hưởng lợi ích ngày càng gia tăng.

Tháng trước, trong Thông điệp Liên bang, ông Obama đã yêu cầu Quốc hội trao cho ông Quyền thúc đẩythương mại (TPA). TPA sẽ cho phép ông Obama đệ trình các hiệp định thương mại lên quốc hội để bỏphiếu thông qua mà không cho phép sửa đổi bất cứ điều khoản nào trong hiệp định này.

Mặc dù vậy, TPP trở thành điểm quan trọng trong chiến lược "xoay trục châu Á" của Mỹ, đồng thờihạn chế ảnh hưởng của Trung Quốc tại khu vực. Vì vậy, theo Giáo sư Pek Hoon Heng của Đại họcAmerican University ở Washington: "Khi chúng ta ký kết các hiệp định thương mại, nhiều lúc nó khôngphải là vì vấn đề thương mại. Nó nhắm tới mục tiêu xây dựng quan hệ hợp tác chính trị". Do đó, việctrì hoãn của Quốc hội Mỹ một mặt phản ảnh sự phản đối của một nhóm lợi ích các doanh nghiệp, mặtkhác cũng là sự mặc cả để giành những điều kiện thuận lợi hơn, chứ không hoàn toàn là sự phủquyết.

Nguồn Doanh nhân Sài Gòn


Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.

Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày

Tin mới