Hủy

Từ đầu tháng 10, hàng loạt nhà máy cá tra phải đóng cửa

Thứ Hai | 16/09/2013 07:15

Đây là thông tin được ông Dương Ngọc Minh, Phó chủ tịch Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep) cho biết vào ngày 15/9.
 

Theo ông Minh, tình trạng thiếu hụt nguyên liệu ngày càng thể hiện rõ qua giá nguyên liệu trongnhững ngày gầy đây đã tăng vọt lên trên 23.000 đồng/kg nhưng doanh nghiệp cũng chỉ có thể mua đượccá dưới tiêu chuẩn xuất khẩu chứ loại 800g-1 kg/con không còn.

Hiện nay, trong số 70 nhà máy chếbiến cá tra, chỉ có khoảng 30 nhà máy nuôi được cá và nguyên liệu tự nuôi cũng chỉ có thể giúp họđáp ứng được 30% công suất nên dự báo trong vòng từ 10-15 ngày tới đây, khi các nhà máy bắt hết cá"nhà" sẽ phải ngưng sản xuất.

Theo khảo sát từ nay đến cuối năm 2013, nếu tính cả lượng cá của doanh nghiệp tự nuôi khoảng30.000 tấn, cá trong dân 15.000 tấn thì tổng cộng nguyên liệu còn lại trong quý 4.2013 chỉ cònkhoảng tối đa 50.000 tấn. Lượng cá này, từ nay đến sau hai tháng nữa mới thu hoạch, trong khi nhucầu mà các nhà máy cần là trên 300.000 tấn.

"Trong bốn tháng tới, các doanh nghiệp còn cá trong ao không quá 50 triệu con, tương đươngkhoảng 30 ngàn tấn, đáp ứng được 10% so với nhu cầu, nếu cộng cả trong dân nuôi thì vẫn còn hụt tới2/3 so với nhu cầu xuất khẩu khoảng 50-60 ngàn tấn thành phẩm mỗi tháng"-ông Minh nói, đồng thờicho biết, hiện nay đang vô mùa vụ xuất khẩu, khách hàng cần nhập khẩu số lượng lớn nhưng rất tiếctrong nước nguyên liệu lại cạn kiệt.

Dự báo sắp tới, tình trạng có nhiều nhà máy cá tra ngưng hoạt động sẽ gây ra hậu quả rất lớn đếncông ăn việc làm của hàng vạn công nhân. Theo ước tính, 70 nhà máy sản xuất cá tra hiện nay đang sửdụng hàng chục ngàn lao động.

Khó khăn đang đặt ra đối vối số doanh nghiệp làm ăn bài bản, chínhquy, sử dụng lao động ổn định về việc giải quyết các chính sách phúc lợi, công ăn việc làm như thếnào? Ông Minh cho rằng, đây thực sự là luật nhân quả, bởi doanh nghiệp lúc nào cũng có tư tưởng muathấp bán thấp vì tiền vốn không phải của mình, vì vậy sắp tới ông đề nghị phải mạnh dạn cơ cấudoanh nghiệp làm ăn thua lỗ, không còn vốn thì nhà nước, ngân hàng phải cho phá sản, không thể đểdây dưa lâu được nữa.

Đánh giá lượng cá tra cho năm sau, ông Dương Ngọc Minh khẳng định chắc chắn tình trạng thiếu hụtdự báo còn xảy ra đến hết vụ nuôi 2013-2014, bởi lượng con giống đang thả trong vụ này thiếu hụtkhoảng 50% so với trước đây.

Theo tính toán lượng giống cá tra đã được doanh nghiệp và người dânthả nuôi vụ mới thì sản lượng nguyên liệu năm 2013-2014 chỉ có thể sản xuất 500-600 ngàn tấn, đápứng 1/2 so với nhu cầu thị trường cần khoảng hơn 1 triệu tấn. "Từ nay đến tháng 7, tháng 8.2014 chỉcòn đáp ứng 30-40% sản lượng. Số lượng nguyên liệu bị hụt còn lại khoảng 60% chúng tôi chưa biếtlấy mặt hàng nào để thay thế cho nhà máy duy trì hoạt động"-ông Minh lo lắng.

Một lần nữa, ông Minh nói việc thiếu hụt nguyên liệu cá tra đã được cảnh báo từ đầu 2013, rấtnhiều doanh nghiệp đã không đầu tư vào nuôi cá vì giá thành nuôi lên đến 21 ngàn đồng/kg nên họ ỷlại mua cá bên ngoài thị trường chỉ có giá 18-19 ngàn đồng. Hậu quả là người dân càng nuôi càng lỗ,trong khi doanh nghiệp lại không nuôi nên mới xảy ra thiếu hụt nguyên liệu như ngày hôm nay.

Nguồn CafeF


Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.

Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày

Tin mới