Hủy

UBND Hà Nội được yêu cầu báo cáo khoản nợ 4.000 tỷ đồng

Thứ Năm | 10/07/2014 19:32

Báo cáo trước đây nêu, nợ chủ yếu tại quận huyện song mới đây lại phát sinh thành phố nợ 1.140 tỷ.
 

Chất vấn xung quanh vấn đề nợ xây dựng cơ bản sáng 10/7, đại biểu Nguyễn TuấnThịnh yêu cầu UBND thành phố làm rõ nguồn trả nợ 4.000 tỷ đồng cho xây dựng cơ bản như thế nào.

Đại biểu Phạm Thị Thanh Mai nêu, cuối năm 2013, thành phố đã tiến hành thanh tranợ xây dựng cơ bản, tuy nhiên sau nhiều tháng vẫn chưa có kết quả. Bà cũng yêu cầu làm rõ biện pháptrả nợ khi một số huyện nợ xây dựng cơ bản quá lớn, gấp 2 lần vốn được phân cấp.

"Với công trình dân sinh, chúng ta nợ dân câu trả lời vì không còn vốn thực hiện,UBND cần làm rõ về vấn đề này", bà Thanh Mai đề nghị.

Trưởng ban Kinh tế Ngân sách Nguyễn Văn Nam nhận xét, nợ xây dựng cơ bản đã được HĐND cảnh báosớm và yêu cầu UBND thành phố phải giải quyết xong vào năm 2014, còn số nợ của quận huyện đến năm2015, song đến nay khối nợ của cả thành phố và quận huyện đều không đạt kế hoạch.

"Thành phố nêu giải pháp chờ các nguồn bổ sung trong năm và vốn ngân sách, vậy nếu không có thìlàm thế nào?", ông Nguyễn Văn Nam hỏi.

Trả lời các đại biểu, Giám đốc Sở Kế hoạch Ngô Văn Quý cho biết, năm 2014 thànhphố bố trí gần 2.000 tỷ đồng trong 2 năm, đến nay đã xử lý được 59% khối lượng. Thành phố sẽ ưutiên giải ngân các dự án quy mô nhỏ, dân sinh bức xúc. Điểm khó khăn là năm nay vốn đầu tư cho xâydựng cơ bản chỉ bằng 70% năm trước nên phải bố trí các công trình sắp hoàn thành là 115 dự án, tạmdừng 82 dự án.

Với các huyện chưa bố trí đủ vốn sẽ phấn đấu xử lý trong năm 2015 với các giảipháp là tăng cường đấu giá. Thành phố cũng đang thanh tra toàn diện nợ xây dựng cơ bản, trong đó cónợ ngoài kế hoạch vì khoản này có mức độ vi phạm cao hơn và sẽ xử lý sau thanh tra.

Chưa thỏa mãn phần trả lời, Trưởng ban Kinh tế Ngân sách Nguyễn Văn Nam cho rằng,báo cáo trước đây chủ yếu là nợ tại quận huyện song mới đây lại phát sinh thành phố nợ 1.140 tỷ, rõràng chấp hành quy định trong đầu tư xây dựng có vấn đề.

"Quy định là dự án không được khởi công khi chưa bố trí vốn, song thực tế là vẫn có nợ. Nghị quyếtlà phải giải quyết trong 2014 song đến nay vẫn chưa giải quyết xong, thành phố cần rút kinhnghiệm", ông Nam nhấn mạnh.

Cũng sáng 10/7, nhiều đại biểu chất vấn vềtình hình sử dụng đất còn lãng phí, hiệu quả thu hồi chưa cao. Đại biểu Phạm ThịThanh Mai đề nghị thành phố công khai những dự án bị thu hồi đất và kết quả thanh kiểm tra. "Nhiềucử tri vẫn nêu về các khu đất để hoang hóa, không chỉ lãng phí mà còn rất nhếch nhách về đô thị",bà Thanh Mai nói.

Đại biểu Nguyễn Đình Dương nêu, thành phố cho biết đã xử lý 192 dự án vi phạm sửdụng đất, song còn 160 dự án chưa nói rõ tình trạng và cách xử lý. "Hàng trăm dự án đã bị thu hồithì sẽ xử lý như thế nào, trong đó có dự án đất đô thị, có đất nông nghiệp chuyển đổi?", đại biểuNguyễn Xuân Diên nêu câu hỏi.

Trả lời các đại biểu, Giám đốc Sở Tài nguyên Nguyễn Trọng Đông cho biết, Hà Nộicó hơn 300 dự án vi phạm sử dụng đất, trong đó có 160 dự án mà chủ đầu tư tự đưa đất vào xâydựng.

Theo ông Đông, nguyên nhân của tình trạng vi phạm sử dụng đất là Hà Nội phải lậpquy hoạch phân khu sau khi sáp nhập và chủ đầu tư tự ý chuyển dự án cho phù hợp thị trường. Giảipháp đưa ra là tiếp tục sàng lọc dự án, kiểm tra năng lực chủ đầu tư so với quy mô dự án, yêu cầuký quỹ, xem xét việc vi phạm trước đó... Ngoài ra, Sở yêu cầu các địa phương để xảy ra vi phạm lấnchiếm, xây không phép sẽ đình chỉ chủ tịch phường để khắc phục vi phạm.

Ông Đông cũng khẳng định, sẽ công bố các dự án vi phạm sử dụng đất theo Luật đấtđai trên các cổng thông tin của thành phố và sở. Với các dự án được thu hồi sẽ đưa vào sử dụng theoquy hoạch, ưu tiên xây dựng các công trình công cộng.

Chốt buổi chất vấn, Chủ tịch HĐND thành phố Ngô Thị Doãn Thanh yêu cầu UBND thànhphố thực hiện các kết luận thanh tra thành phố về nợ xây dựng cơ bản để báo cáo HĐND vào cuối năm,trong đó, xác định rõ trách nhiệm tập thể cá nhân. Tiếp tục hoàn thành xử lý nợ theo chỉ đạo củaChính phủ vào năm 2015.

"Tôi nhớ phiên chất vấn năm trước là thành phố còn nợ xây dựng cơ bản 3.000 tỷ,nay lại là hơn 4.000 tỷ đồng, vậy là phát sinh mới hay tập hợp không đầy đủ. Phải xem xét cả cơquan tổng hợp con số", bà Thanh nói.

Nguồn VnExpress


Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.

Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày

Tin mới