Hủy

Ủy ban thường vụ Quốc hội thảo luận 2 dự án Luật

Thứ Ba | 14/08/2012 23:15

Ủy ban thường vụ Quốc hội thảo luận, cho ý kiến về Luật hợp tác xã (sửa đổi) và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật điện lực.
 

Tiếp tục chương trình làm việc, chiều 14/8, Ủyban thường vụ Quốc hội thảo luận, cho ý kiến về một số vấn đề quan trọng, còn ýkiến khác nhau của dự án Luật hợp tác xã (sửa đổi) và Luật sửa đổi, bổ sung mộtsố điều của Luật điện lực.

Dự án Luật hợp tác xã (sửa đổi) đã được đưa ra thảo luận tại kỳ họp thứba, Quốc hội khóa XIII. Qua thảo luận, vẫn còn 6 vấn đề lớn có ý kiến khác nhau,gồm định nghĩa bản chất hợp tác xã; cơ chế chính sách hỗ trợ ưu đãi của Nhànước; tổ chức liên minh hợp tác xã; quy định quyền của hợp tác xã đượcthành lập công ty; quy định phân phối thu nhập của hợp tác xã; quản trị hợptác xã, liên hiệp hợp tác xã.

Ủy ban thường vụ Quốc hội cũng đã thảo luận, cho ý kiến về một số vấn đề quantrọng, còn có ý kiến khác nhau của dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều củaLuật điện lực, tập trung thảo luận về phí điều tiết hoạt động điện lực.

Về vấn đề này, có 2 loại ý kiến. Loại ý kiến thứ nhất nhất trí với Tờtrình của Chính phủ đề nghị cần phải thu phí điều tiết hoạt động điện lực vì chorằng hiện nay cơ quan điều tiết điện lực trực thuộc Bộ Công Thương, thực hiệnchức năng giúp Bộ trưởng Bộ Công Thương quản lý nhà nước về điều tiết hoạt độngđiện lực.

Tuy nhiên, trong thời gian tới, khi thị trường điện lực đã hình thành vàphát triển, cơ quan điều tiết hoạt động điện lực phải có vị trí, vai trò độclập, tổ chức thực hiện nhiệm vụ điều tiết hoạt động điện lực nhằm cung cấp điệnan toàn, ổn định, sử dụng điện tiết kiệm, có hiệu quả và đảm bảo công bằng, minhbạch, đúng quy định của pháp luật. Đây cũng là mô hình thực tiễn của nhiều quốcgia trên thế giới.

Vì vậy, ngoài ngân sách nhà nước dành cho thực hiện chức năng quản lý nhànước, việc thu phí điều tiết hoạt động điện lực để bổ sung nguồn lực, chuẩn bịđầy đủ các điều kiện cần thiết cho việc chuyển đổi mô hình cơ quan điều tiết thịtrường điện là cần thiết, góp phần giảm khoản chi của ngân sách nhà nước.

Loại ý kiến thứ hai cho rằng theo quy định tại khoản 11 Điều 3 và khoản 2Điều 66 Luật điện lực, điều tiết điện lực là hoạt động quản lý nhà nước, theo đóhoạt động này phải được ngân sách nhà nước bảo đảm. Vì vậy, đề nghị không thuloại phí này.

Thường trực Ủy ban Khoa học, công nghệ và môi trường tán thành với loại ýkiến thứ hai vì cho rằng, khoản 11 Điều 3 Luật điện lực quy định “Điều tiếtđiện lực là tác động của Nhà nước vào các hoạt động điện lực và thị trường điệnlực...”

Khoản 2 Điều 66 quy định ”Cơ quan điều tiết điện lực là cơ quan giúp Bộtrưởng Bộ Công Thương...” Như vậy, theo quy định của Luật điện lực, điều tiếtđiện lực là hoạt động quản lý nhà nước, theo đó hoạt động này phải được ngânsách nhà nước đảm bảo.

Về vấn đề này, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính-Ngân sách Phùng Quốc Hiển nêu ýkiến trong Tờ trình dự án Luật chưa đề cập tới việc thu phí điện lực sẽ có tácđộng như thế nào đối với đời sống xã hội; việc sử dụng phí sẽ được thực hiện rasao...

Đại biểu thể hiện quan điểm đồng tình với Báo cáo thẩm tra đề nghị khôngthu loại phí này.

Nguồn Vietnamplus


Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.

Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày

Tin mới