Hủy

Về Nhật Bản, nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất của Việt Nam

Thứ Tư | 16/01/2013 17:28

Hôm nay, Thủ tướng Shinzo Abe thăm chính thức Việt Nam, chuyến công du nước ngoài đầu tiên sau khi ông trở lại nắm quyền ở chính trường Nhật Bản cuối 12/2012.
 

Việt Nam - Nhật Bản thiết lập quan hệ ngoại giao từ năm 1973, tính đến 2013 là tròn 40 năm. Nhật Bản cũng là nước G7 đầu tiên công nhận quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam.

40 năm qua, quan hệ Việt Nam - Nhật Bản đã phát triển không ngừng trên mọi lĩnh vực, đặc biệt là về thương mại và đầu tư.

Về đầu tư, hiện nay Nhật Bản là nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam với tổng vốn đăng ký đến nay đạt gần 30 tỷ USD, chiếm khoảng 13,5% tổng vốn FDI vào Việt Nam.

Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài/Gafin
Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài/Gafin

Riêng năm 2012, các doanh nghiệp Nhật Bản đã đầu tư vào Việt Nam số vốn cấp mới và tăng thêm đạt hơn 5 tỷ USD - chiếm gần 40% tổng vốn FDI vào Việt Nam 2012, tiếp tục là nhà đầu tư lớn nhất của Việt Nam.

Nguồn: Số liệu Tổng cục Thống kê/Gafin *Số liệu từ 2003 - 2006 và 2009, 2010 từ Jetro
Nguồn: Số liệu Tổng cục Thống kê/Gafin
*Số liệu từ 2003 - 2006 và 2009, 2010 từ Jetro

Vốn đầu tư của các nhà đầu tư Nhật Bản tại Việt Nam trải trên nhiều lĩnh vực như tài chính ngân hàng, xây dựng cơ sở hạ tầng và đặc biệt là công nghiệp chế biến chế tạo - lĩnh vực đang được Việt Nam khuyến khích.

Theo Cục đầu tư nước ngoài, tính đến trung tuần tháng 11/2012, trong số khoảng 1.700 dự án của doanh nghiệp Nhật Bản có khoảng 990 dự án thuộc lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạo, với tổng vốn đầu tư khoảng 23,3 tỷ USD, chiếm 81% tổng vốn đầu tư từ Nhật Bản vào Việt Nam.

hehdh

Hàng loạt các tập đoàn, công ty lớn của Nhật Bản đã xây dựng nhà máy ở Việt Nam như Toyota, Honda, Panasonic, Canon, tập đoàn sản xuất cao su và lốp xe lớn nhất thế giới Bridgestone, tập đoàn sản xuất vật liệu xây dựng lớn nhất của Nhật Bản Lixil....

Tính đến nay, Nhật Bản cũng là nhà tài trợ song phương lớn nhất cho Việt Nam. Trong năm tài khóa 2013, Nhật Bản tiếp tục cam kết tài trợ ODA cho Việt Nam khoảng 2,6 tỷ USD.

Về thương mại song phương, Nhật Bản hiện là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam sau Trung Quốc và Mỹ.

Theo số liệu của Tổng cục Hải Quan, tính đến hết tháng 11/2012, tổng kim ngạch thương mại Việt Nam - Nhật Bản đạt 22,5 tỷ USD, tăng 6,4% so tổng kim ngạch năm 2011 và gấp 4,56 lần so 2002.

Trong đó, giá trị xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản 11 tháng năm 2012 là 11,95 tỷ USD, kim ngạch xuất khẩu của Nhật Bản vào Việt Nam là 10,604 tỷ USD.

Nguồn: Tổng cục Hải quan/Gafin
Nguồn: Tổng cục Hải quan/Gafin

Những mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang Nhật Bản là thuỷ sản, dệt may, dầu thô… Mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; sắt thép các loại; vải các loại; linh kiện ôtô; nguyên liệu dệt...

Nguồn: Tổng cục Hải quan/Gafin
Nguồn: Tổng cục Hải quan/Gafin

Về du lịch, Nhật Bản luôn thuộc nhóm các nước đứng đầu về lượng khách du lịch đến Việt Nam, chiếm gần 10% tổng lượng khách vào Việt Nam.

Năm 2012, theo số liệu của Tổng cục Thống kê, du khách Nhật Bản đến Việt Nam đạt 576,4 nghìn lượt người, tăng 19,7% so 2011, chiếm 8,67% tổng lượng khách du lịch.

Bên cạnh đầu tư và thương mại, Việt Nam - Nhật Bản còn tăng cường hợp tác trên các lĩnh vực lao động, văn hóa, giáo dục và quốc phòng.

Một số Hiệp định đã ký giữa Việt Nam - Nhật Bản
Các Hiệp định vay ODA hàng năm (từ 1992)Hiệp định Hàng không (5/1994)Hiệp định tránh đánh thuế hai lần (9/1995)Hiệp định hợp tác kỹ thuật (10/1998)Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư (12/2004)Hiệp định hợp tác khoa học và công nghệ (8/2006)Hiệp định đối tác kinh tế Việt-Nhật VJEPA (25/12/2008)

Nguồn Khampha


Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.

Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày

Tin mới