Hủy

Vì sao Việt Nam vẫn chỉ nên là một thị trường "cận biên"?

Thứ Năm | 24/05/2018 16:43

CNBC

Nhà báo Bloomberg Shuli Ren vừa nên một số lý do giải thích lý do vì sao thị trường Việt Nam vẫn chưa sẵn sàng cho các nhà đầu tư truyền thống.
 

Bất cứ ai đến thăm thành phố sôi động và nhộn nhịp như Thành phố Hồ Chí Minh sẽ ngần ngại khi gọi Việt Nam là một thị trường cận biên.

Ngày càng có nhiều lời kêu gọi rằng nền kinh tế Đông Nam Á nên được đưa vào chỉ số dành cho thị trường mới nổi, MSCI Emerging Markets Index. Xét cho cùng, ngay cả Argentina, nước vốn đang mong IMF được cứu trọ , cũng nằm trong danh sách theo dõi để nâng hạng. Và Việt Nam có thanh khoản tốt hơn so với Philippines, vốn đã có mặt ở đó.

Hy vọng sớm được thăng hạng đã giúp thị trường chứng khoán Việt Nam trở thành thị trường tốt nhất Châu Á năm ngoái. Nhưng MSCI có thể có lý do chính có đáng để giữ Việt Nam ở hạng thị trường cận biên.

Vì một lẽ, thị trường cổ phiếu Việt Nam chưa sẵn sàng cho các nhà quản lý quỹ tích cực, những người luôn tìm cách đạt được mức tăng trưởng tốt hơn chỉ số chung. Thu Nguyen, giám đốc điều hành của VinaCapital Group Ltd., đang tìm cách gọi thêm 30 triệu USD cho một quỹ đầu tư vào các công ty nhỏ. Bà nói với các nhà đầu tư của mình là hãy phớt lờ chỉ số VN-Index.

Vi sao Viet Nam van chi nen la mot thi truong
Vốn hóa của 5 công ty lớn nhất chỉ số VN-Index.

Đó là chỉ số này có thể bị chi phối bởi biến động của một số cổ phiếu vốn hóa lớn nhất thị trường. Năm công ty hiện đang đóng góp cho hơn 40% chỉ số VN-Index.

Tuần trước, Sở giao dịch Chứng khoán TP.HCM đã chào đón một cổ phiếu vốn hóa lớn mới nhất của mình – Vinhomes. Công ty này đã thu về 1,4 tỷ USD trong IPO lớn nhất của đất nước.

Vi sao Viet Nam van chi nen la mot thi truong
Giá cổ phiếu VIC so với chỉ số VN-Index. Ảnh: Bloomberg

Công ty Cổ phần Bia-Rượu- Nước Giải Khát Sài Gòn (Sabecp, HoSE: SAB), vốn được Thai Bev mua lại cổ phần đa số trong năm ngoái, là một ví dụ khác.

Khi tin tức về việc bán cổ phần đầu tiên xuất hiện vào tháng 8.2017, cổ phiếu của SAB bắt đầu tăng cao, chạm mức cao kỷ lục trong tháng 11.2017. Đà tăng này giúp đưa vốn hóa của nhà sản xuất bia lớn nhất Việt Nam lên vị trí thứ 2 trên chỉ số chứng khoán Hồ Chí Minh, với tỷ trọng vốn hóa là 8,6%.

Vi sao Viet Nam van chi nen la mot thi truong
Biến động giá cổ phiếu SAB thời đểm trước vào sau khi Thai Bev chốt thương vụ mua cổ phần.

Các nhà đầu tư giá trị đã phải đối mặt với một câu hỏi hóc búa. Rõ ràng cổ phiếu SAB đã được định giá quá cao nhưng việc bán cổ phiếu có thể khiến mức tăng của  nó thấp hơn mức chỉ số chuẩn trong một năm "con bò" (tăng trưởng).

Ví dụ còn là từ những cổ phiếu như cổ phiếu của Công ty Cổ phần Xây dựng FLC Faros. Vào lúc cao điểm, đây là công ty có vốn hóa lớn thứ sáu trên chỉ số, tỷ trọng 4,7%. Nhưng đó là trước khi cổ phiếu của nó giảm 55% kể từ tháng 1 và rơi ra khỏi vòng chú ý. Khi cổ phiếu FLC Faros, vốn không được các nhà phân tích chứng khoán theo dõi, tăng giá có lý do rõ ràng, liệu các nhà quản lý quỹ có nên mua vào hay đứng ngoài cho lành?

Là một trung tâm sản xuất quan trọng, Việt Nam là một trong những câu chuyện tăng trưởng tốt nhất ở châu Á. Nhưng với một vài công ty có thể bóp méo thị trường, thì các nhà đầu tư truyền thống (old-school) sẽ không chú ý tới thị trường.


Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.

Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày

Tin mới