Hủy

Vụ án Huyền Như và niềm tin vào "nhân viên" ngân hàng

Thứ Sáu | 17/01/2014 10:45

Bằng cách nào mà Huyền Như có thể chiếm đoạt một số tiền lớn đến như vậy, vai trò của VietinBank với các quy định, quy trình về quản lý nhân sự.
 

Phiên tòa xét xử Huyền Như và đồng phạm với nhiều tội danh đang diễn ra. Phán quyết cuối cùng của tòa đương nhiên là quan trọng đối với các bên liên quan. Tuy nhiên, với những người ngoài cuộc, trong đó có cả người trong ngành, thì câu hỏi bằng cách nào mà Huyền Như có thể chiếm đoạt một số tiền lớn đến như vậy, vai trò của VietinBank với các quy định, quy trình về quản lý nhân sự, kiểm tra kiểm soát nội bộ đã hoạt động như thế nào vẫn khó có thể được trả lời thỏa đáng. Và sau vụ án này, có ai còn tin nhân viên ngân hàng.

Quản lý nhân sự và rủi ro trong thời buổi kim tiền

Dân trong ngành đều thừa nhận với nhau rằng, VietinBank vẫn nằm trong tốp đầu về mặt bằng nhânsự cũng như các quy định về quản lý rủi ro nói chung, và rủi ro vận hành nói riêng (trong đó kiểmtra, kiểm soát nội bộ là một bộ phận của quản lý rủi ro vận hành). Thế nhưng trong thời buổi kimtiền, trình độ nhân sự cao không đồng nghĩa với việc có thể tránh khỏi những cám dỗ; quy định ngặtnghèo không đồng nghĩa có thể loại bỏ được những hành vi "cố ý làm trái".

Thông thường, hoạt động kiểm tra, kiểm soát nội bộ của ngân hàng được tiến hành theo hai bước.Tuy nhiên, khi những con người trực tiếp thực hiện giao dịch (tức vòng kiểm soát đầu tiên và quantrọng nhất) đã bị qua mặt thì vòng thứ hai là kiểm soát sau giao dịch sẽ rất khó phát hiện sai sót.Vòng này chỉ đơn thuần kiểm tra dựa trên các chứng từ đã được hoàn tất, có chữ ký và đóng dấu đầyđủ.

Phần lớn những sai sót dẫn tới hậu quả là do sự tha hóa, cố tình làm trái hơn là sự thiếu sótcủa những quy định về huy động vốn và cho vay trong hoạt động ngân hàng.

Vụ án xảy ra từ sự trượt dài của một con người từng được đánh giá rất cao về năng lực, Huỳnh ThịHuyền Như. Có một chi tiết ít người để ý, đó là từ năm 2007, Huyền Như đã huy động được đến 200 tỉđồng để kinh doanh bất động sản và chứng khoán. Đây là số tiền rất lớn ở thời điểm đó, nếu chúng tanhớ lại rằng, gói tín phiếu bắt buộc mà Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tung ra vào đầu năm 2008 trong nỗlực kiềm chế lạm phát chỉ áp dụng đối với những tổ chức tín dụng (TCTD) có số dư huy động lớn, từ1.000 tỉ đồng trở lên. Số tiền cá nhân Huyền Như huy động đã bằng một phần năm của một TCTD đượcxem là có số dư huy động lớn ở thời điểm này. Một thực tế lặp lại, những người lừa ta chỉ có thể làngười thân tín hoặc có uy tín với ta mà thôi.

Đọc cáo trạng vụ án, người trong ngành cũng phải đi từ bất ngờ này tới bất ngờ khác. Nào là giảingân hàng trăm tỉ đồng bằng rất nhiều bộ hồ sơ nhưng không có bất kỳ chữ ký nào của bên vay, bênbảo đảm; nào là ACB gửi đến 1.101 tỉ đồng (dưới dạng ủy thác cho nhân viên của mình) vào VietinBankchi nhánh Nhà Bè và chi nhánh TPHCM mà không nhận thẻ tiết kiệm; nào là nhân viên tín dụng VIB làmhồ sơ cho vay 480,3 tỉ đồng bảo đảm bằng thẻ tiết kiệm mà không thực hiện thủ tục phong tỏa tại nơiphát hành… Điều gì đã tạo ra những tình tiết không tưởng ấy?

Thông thường để giải ngân một hồ sơ tín dụng với tài sản bảo đảm là sổ tiết kiệm thì cũng cần cósự tham gia của tối thiểu ba công đoạn (bộ phận), đó là: (i) kho quỹ (kiểm tra tài sản bảo đảm vànhập kho); (ii) kế toán tiền vay (làm các giấy tờ như giấy nhận nợ, hợp đồng tín dụng, hợp đồng thếchấp, ủy nhiệm chi/giấy nhận tiền mặt tùy theo cách giải ngân chuyển khoản/nhận tiền mặt…); và(iii) kiểm soát (thường sẽ bao gồm trưởng bộ phận kế toán tiền vay và lãnh đạo phòng giao dịch/chinhánh). Khi giải ngân, bắt buộc khách hàng vay phải có mặt để ký các chứng từ (khá nhiều) và việcphong tỏa tại nơi phát hành (nếu tài sản bảo đảm là thẻ tiết kiệm và một số giấy tờ giá khác) phảiđược thực hiện trước giải ngân. Còn riêng đối với việc chuyển tiền (đối với các giao dịch tiềngửi), cũng cần có sự tham gia của ít nhất hai người, gồm giao dịch viên và người kiểm soát. Vậy màtất cả đều được bỏ qua hoặc không thể phát hiện giả mạo một cách thật sự khó hiểu, không phải mộtmà rất nhiều hồ sơ được lặp lại một cách liên tục.

Khai trước tòa, nhiều bị báo có nói rằng, chỉ vì quá tin vào Huyền Như. Điều này đúng một phần,bởi một người như Huyền Như trước khi vỡ nợ, không tin không được. Tuy nhiên, để ý rằng, gần nhưtất cả các phi vụ, Huyền Như khai rằng đều đã "chung chi" cho các đối tượng liên quan. Đó chính làchìa khóa để mọi quy định đều có thể được "thông cảm" và "linh động", đặc biệt là được viện dẫn"trong thời buổi kinh doanh khó khăn".

Với những khách hàng gửi tiền cho VietinBank thông qua Huyền Như, không khó cũng nhận ra rằng,tất cả đều là những giao dịch có "chi ngoài". Các bên đều biết rằng, chi ngoài nên không thể minhbạch và đầy đủ chứng từ như một giao dịch thông thường. Nhưng thật không thể hiểu, nhân viên củaACB gửi tiền đến hơn 1.101 tỉ đồng mà không giữ sổ tiết kiệm. Đó là sai sót nghiêm trọng và là biểuhiện của nền tư duy lúa nước trong một ngành công nghiệp đầy rủi ro và hào nhoáng như ngành ngânhàng.

Từ lòng tin đến sự tha hóa, từ sự thiếu trách nhiệm đến việc dung dưỡng những giao dịch ngầm, vàvụ án cứ như một kịch bản mà không thể dựng thành phim, bởi nó có quá nhiều sơ hở.

Trách nhiệm VietinBank?

Tất cả các bên bị hại đều nhất loạt yêu cầu tòa phải buộc VietinBank bồi thường. Các bị hạitrong vụ án này biết chắc rằng họ sẽ thắng, tuy nhiên nếu họ thắng Huyền Như thì chỉ nắm được "kẻtrọc đầu", nên cần phải nắm được "người có tóc" là VietinBank.

Có những khoản tiền gửi cho VietinBank nhưng không chảy vào VietinBank mà lại chảy vào tài khoảncủa Công ty Hoàng Khải (do Như thành lập) tại các ngân hàng khác (không giải thích được tại sao lạinhư vậy), nhưng nhiều khoản tiền gửi đã trở thành nguồn vốn hoạt động của VietinBank như 2.496 tỉđồng của các Công ty Phúc Vinh, Thịnh Phát, Hưng Yên (vào tài khoản của các công ty này tạiVietinBank chi nhánh TPHCM); 125 tỉ đồng của Công ty cổ phần Bảo hiểm Toàn Cầu (vào tài khoản côngty mở tại VietinBank chi nhánh TPHCM) và hơn 1.101 tỉ đồng của ACB (cũng vào tài khoản của các cánhân được ủy thác tại VietinBank chi nhánh Nhà Bè và chi nhánh TPHCM). Những số tiền này, cấu thànhnên nguồn vốn hoạt động và đương nhiên, nó hình thành nên một phần tài sản thuộc sở hữu củaVietinBank.

Việc Huyền Như dùng các ủy nhiệm chi giả để chuyển tiền từ bất kỳ tài khoản nào mở tạiVietinBank, là chiếm đoạt tài sản của VietinBank. Trách nhiệm quản lý các tài khoản tiền gửi này vàhoàn trả lại cho khách hàng phải là trách nhiệm của VietinBank. Huyền Như phải chịu trách nhiệm cánhân về các hành vi phạm tội của mình, nhưng những chủ tài khoản bị chuyển tiền bất hợp pháp cóquyền yêu cầu VietinBank hoàn trả lại số tiền trong tài khoản của mình.

Hơn nữa, với ACB, các nhân viên của họ đã gửi tiền vào VietinBank và được VietinBank ký hợp đồngnhận tiền gửi. Việc Huyền Như dùng các sổ tiết kiệm từ các khoản tiền gửi này để vay tiền tại cácnơi khác là sai sót của ACB trong việc quản lý tài sản, nhưng không ảnh hưởng đến quyền được hoàntrả các khoản tiền gửi từ VietinBank.

VietinBank không thể tự mình thực hiện các giao dịch mà phải thông qua người đại diện của mình.Chi nhánh hay phòng giao dịch không có tư cách pháp nhân và trưởng các đơn vị này chỉ được thựchiện những công việc theo ủy quyền (đại diện theo ủy quyền). Một số bên thiệt hại (có dòng tiền gửikhông về VietinBank) tỏ ra có lý khi cho rằng, họ giao dịch với Huyền Như vì Huyền Như là đại diệnhợp pháp của VietinBank. Và Huyền Như chưa làm quá phạm vi được ủy quyền của mình đó là huy độngvốn từ các tổ chức, cá nhân, được ký các hợp đồng tiền gửi, thẻ tiết kiệm và sử dụng con dấu củaVietinBank tại đơn vị mình phụ trách cho những hoạt động này. Vì vậy, VietinBank phải có tráchnhiệm, theo khoản 4 điều 139 Bộ luật Dân sự 2005 (Người được đại diện có quyền, nghĩa vụ phát sinhtừ giao dịch dân sự do người đại diện xác lập).

Tuy nhiên, VietinBank vẫn kiên trì bảo vệ quan điểm của mình, rằng Huyền Như đã sử dụng chữ kýgiả, con dấu giả trong quá trình giao dịch và nhiều khoản tiền không hề chảy vào VietinBank. Do đó,Huyền Như phải chịu trách nhiệm cá nhân về những việc làm sai trái của mình.

Việc xác định Huyền Như hay VietinBank có trách nhiệm bồi thường trong trường hợp này là rấtquan trọng, nó sẽ tạo ra một tiền lệ trong ngành. Nếu tòa xác định VietinBank phải bồi thường chonhững việc làm sai trái của nhân viên mình, không chỉ các bị hại trong vụ án này có thể thu hồiđược số tiền đã bị chiếm đoạt mà người gửi tiền cũng nhìn vào đó để có niềm tin về sự an toàn củasố tiền mình gửi. Còn nếu chỉ Huyền Như có trách nhiệm, số tiền ky cóp của họ sẽ có nguy cơ mấttrắng nếu nhân viên ngân hàng "tự mình" làm trái.

Thay lời kết

Công bằng mà nói, có nhiều bài học có thể rút ra từ vụ án này, đối với người ở trong và ngoàingành ngân hàng. Tuy nhiên, như đã phân tích, phần lớn những sai sót dẫn tới hậu quả là do sự thahóa, cố tình làm trái hơn là sự thiếu sót của những quy định về huy động vốn và cho vay trong hoạtđộng ngân hàng. Đó không phải là những bài học, bởi chẳng có bài học nào hiệu quả để dạy con ngườikhắc chế được lòng tham.


Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.

Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày

Tin mới