Hủy

WB: Dữ trữ ngoại tệ Việt Nam năm 2012 ước đạt 2,3 tháng nhập khẩu

Thứ Tư | 05/12/2012 18:36

Mức này được cho là thấp nhất trong tương quan với 10 nước khu vực Đông Á.
 

Tại buổi họp báo trước thềm hội nghị Nhóm tư vấn các nhà tài trợ (CG) tổ chức hôm nay (5/12), ông Deepak Mishra, kinh tế trưởng ngân hàng Thế giới tại Việt Nam cho hay, chi phí sinh hoạt vẫn là mối quan tâm hàng đầu của người dân Việt Nam, trên cả mức quan tâm về thu nhập và việc làm. Điều này cho thấy người dân Việt Nam muốn tăng tình hình kinh tế vĩ mô phải ổn định chứ không phải tăng trưởng ở một con số nào đó.

Vị chuyên gia này đánh giá, kinh tế Việt Nam đã có một số cải thiện như dự trữ ngoại tệ tăng lên; thanh khoản trên thị trường tài chính dồi dào; kinh tế ổn định hơn 12 - 18 tháng trước đây. Vấn đề nhập siêu có sự chuyển dịch lớn khi lần đầu tiên Việt Nam có sự thặng dư trong cán cân thương mại kể từ năm 2005.

Tuy nhiên, kinh tế Việt Nam vẫn còn quá nhiều rủi ro. Theo ông Mishra, lạm phát cơ bản của Việt Nam vẫn cao. Việc kiểm soát hành chính với giá dịch vụ y tế, giáo dục... có thể giúp ổn định giá cả trong thời gian ngắn nhưng lại làm lạm phát tăng cao và mất ổn định trong trung hạn.

Mức dự trữ ngoại tệ tuy có tăng lên nhưng vẫn thấp so với quốc tế. Theo ước tính, dự trực ngoại tệ năm 2012 của Việt Nam khoảng 2,3 tháng nhập khẩu, thấp nhất trong 10 nền kinh tế Đông Á theo khảo sát của WB.

Nguồn: WB
Nguồn: WB

Việc nới lỏng chính sách tài khóa hoặc tiền tệ có thể làm lạm phát tăng trở lại. Tuy nhiên, vị này đánh giá, hiện nay Chính phủ đã có quan tâm hơn đến cam kết ổn định tăng trưởng, như năm 2012 đã nhiều lần điều chỉnh mục tiêu mà không phải bằng mọi giá để thực hiện được mức tăng trưởng 6% đề ra. Tăng trưởng tín dụng cũng được quan tâm để người dân tin vào chính sách tiền tệ.

Chất lượng tài sản của các tổ chức tín dụng xấu đi, nợ công nếu tính cả nợ dự phòng của các ngân hàng và doanh nghiệp Nhà nước tăng. Đặc biệt, ông lo ngại việc các số liệu báo cáo về nợ xấu có sự chênh lệch với nhau. Theo báo cáo của các tổ chức tín dụng, nợ xấu cuối tháng 9 chiếm 4,93% tổng dư nợ, nhưng số liệu của cơ quan thanh tra giám sát Ngân hàng Nhà nước lại cho con số là 8,82%. "Chỉ 1% chênh lệch cũng là con số lớn", ông Mishra nói.

Việc triển khai chậm trễ và kém hiệu quả quá trình cải cách cơ cấu kể cả giải quyết nợ xấu trong ngân hàng và các doanh nghiệp Nhà nước cũng là vật cản tới tiềm năng tăng trưởng dài hạn của Việt Nam.

Ông kết luận, muốn nền kinh tế tăng trưởng bền vững thì cần quan tâm đến tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước và ngân hàng. Ổn định kinh tế vĩ mô không phải là vấn đề duy nhất mà phải quan tâm đến cấu trức nền kinh tế để đảm bảo tăng trưởng dài hạn.

Cụ thể, với vấn đề cải cách doanh nghiệp Nhà nước, vị này đánh giá đây là vấn đề được chờ đợi rất lâu và nay đã có một số thay đổi trong chính sách như phân loại doanh nghiệp Nhà nước theo sở hữu, có hệ thống theo dõi hoạt động kinh doanh... Tuy nhiên, cần có những hành động định hướng cụ thể, bao gồm lộ trình cổ phần hóa, minh bạch công bố thông tin, hạn chế cấp phát ngân sách.

Việc tái cơ cấu ngân hàng lại diễn ra chậm hơn so với dự kiến. Trong đó có việc thiếu thông tin về quy mô nợ xấu, chưa có quyết định xử lý nợ; quản trị rủi ro và quản trị doanh nghiệp còn kém.

Đặc biệt, theo chuyên gia của WB, chính sách tài khóa hiện nay chưa tính đến chi phí để cải cách, mặc dù theo kinh nghiệm quốc tế, việc thực hiện cải cách rất tốn kém song đây là điều không thể trì hoãn.

Tuy nhiên, bà Victoria Kwakwa, Giám đốc WB tại Việt Nam tin rằng đến năm 2015 Việt Nam sẽ xử lý được vấn đề nợ xấu và cải cách doanh nghiệp Nhà nước.

Năm 1997, rất nhiều các quốc gia ở châu Á đã trải qua những thách thức lớn nhưng hiện nay họ đã giải quyết được vấn đề và tăng trưởng trở lại. Do vậy, không có lý do gì cho rằng Việt Nam không làm được. Điều quan trọng nhất là phải có quyết tâm và hành động cụ thể, bà Kwakwa nói.

Nhận định về việc có phải là quá sớm nếu Chính phủ giảm lãi suất trong tháng 12 này không, kinh tế trưởng WB đánh giá, hiện nay Chính phủ đã theo dõi tình hình kinh tế chặt chẽ hơn, đồng thời không theo đuổi tăng trưởng bằng mọi gia. Do vậy, ông cũng không lo ngại việc giảm lãi suất là quá sớm.

Nhóm tư vấn các nhà tài trợ (CG) cho Việt Nam sẽ tổ chức hội nghị thường niên vào ngày 10/12/2012 tại Hà Nội. Chủ đề bao quát của hội nghị làCác chủ đề thảo luận bao gồm- Cập nhật kinh tế Việt Nam: Tăng cường hiệu quả và tính cạnh tranh, kết quả kinh tế vĩ mô năm 2012 và những ưu tiên trong năm 2013.- Giáo dục kỹ năng: Đặt nền mong cho một nước phát triển trung bình thành công.- Sửa đổi chính sách đất đai cho phát triển bền vững an toàn và toàn diện.- Tiến trình phát triển CG: Mộ phương thức mới cho đối thoại chính sách cấp cao- Báo cáo từ: Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam, đối thoại chống tham nhũng, diễn đàn hiệu quả hỗ trợ.

Sự kiện được quan tâm nhất tại CG cuối năm là số vốn mà các nhà tài trợ cam kết dành cho Việt Nam. Năm tài khóa 2012, viện trợ phát triển chính thức (ODA) mà các nước và tổ chức quốc tế dành cho Việt Nam là gần 7,4 tỷ USD.

Nguồn Khampha


Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.

Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày

Tin mới