Grab ra mắt ví điện tử GrabPay tại Việt Nam vào năm sau?
Today Online
Grab nhận thêm 2,5 tỷ USD vốn đầu tư, định giá vượt 6 tỷ USD
Những mảnh ghép tham vọng của Grab
Trong ngày đầu tiên của tháng 11, hãng gọi xe hàng đầu Đông Nam Á Grab đã cho phép người dùng thanh toán hóa đơn tại các cửa hàng bằng tính năng GrabPay. Tính năng mới này đã đưa GrabPay trở thành một loại ví điện tử đúng nghĩa, chứ không còn chỉ dùng để thanh toán cước phí cho các chuyến đi như trước đây. Hiện tại, GrabPay chỉ mới có mặt tại Singapore với 25 cửa hàng và quán ăn chấp nhận thanh toán. Hãng gọi xe hàng đầu Đông Nam Á cho biết mục tiêu gần nhất là mở rộng lên đến 1.000 địa điểm tại Singapore vào cuối năm nay.
Câu hỏi đặt ra ở đây, là khi nào Grab sẽ mang ví điện tử GrabPay vào Việt Nam? Tại thời điểm này vẫn chưa có câu trả lời chính xác, nhưng theo nhà đồng sáng lập Tan Hooi Ling nói với CNBC thì GrabPay sẽ được tung ra đồng thời trên khắp Đông Nam Á vào năm 2018, tất nhiên là sau khi đáp ứng được các điều kiện về pháp lý tại từng địa điểm cụ thể. Nhà đồng sáng lập Grab còn tuyên bố hãng sẽ nhắm đến mục tiêu phát triển 20.000 địa điểm chấp nhận thanh toán tại khu vực Đông Nam Á.
Nhà đồng sáng lập Tan Hooi Ling nói GrabPay sẽ được tung ra khắp Đông Nam Á vào năm 2018. Nguồn: Financial Times
Trung Quốc dẫn đầu xu hướng thanh toán điện tử
Ví điện tử và công nghệ thanh toán di động bằng smartphone trong vài năm gần đây đã trở thành một đề tài đáng quan tâm, đặc biệt là tại châu Á. Trung Quốc là quốc gia chuyển mình nhanh nhất, tạo ra một bước tiến thần kỳ khi chỉ sau 3 năm tổng giá trị giao dịch thanh toán di động đã đạt 5,5 nghìn tỉ USD, lớn hơn gấp 50 lần so với Mỹ, theo nghiên cứu của iResearch. Việc thay đổi thói quen xài tiền mặt và chuyển sang thanh toán di động tại Trung Quốc có sự đóng góp vô cùng lớn của Alibaba và Wechat - hai “ông kẹ” trong lĩnh vực thương mại điện tử và mạng xã hội tại Trung Quốc.
Sự thành công của Alipay và Wechat Pay đều dựa trên mẫu số chung: Ai nắm giữ lượng người dùng lớn kết hợp với nền tảng công nghệ tích hợp tiện dụng, kẻ đó sẽ thắng. Được thành lập vào năm 2004 xuất phát từ nhu cầu thanh toán trực tuyến của trang thương mại điện tử Taobao, Alipay sau đó được tích hợp vào toàn bộ các nền tảng của Alibaba và gần như thống trị tại Trung Quốc khi chiếm đến 80% giá trị thanh toán vào năm 2014. Tuy nhiên, cũng bắt đầu từ thời điểm này Alipay vấp phải sự trỗi dậy mạnh mẽ của Wechat Pay. Bằng cách cập nhật tính năng ví điện tử vào ứng dụng nhắn tin đang có sẵn trong smartphone, Tencent đã khai thác thành công gần 1 tỉ người dùng Wechat, cắn một phần lớn trong miếng bánh của Alibaba. Theo số liệu của hãng nghiên cứu Analysys, tính đến quý I/2017, Alipay đang nắm giữ 54% giá trị giao dịch thanh toán di động, trong khi Wechat Pay chiếm 40%.
Thị trường thanh toán di động tại Trung Quốc.
GrabPay có cơ hội thành công tại Việt Nam?
Tại Việt Nam trong nhiều năm trở lại đây cũng xuất hiện nhiều nhà cung cấp dịch vụ ví điện tử và thanh toán di động như 1Pay, MoMo, Payoo, Vimo, Moca, VNPay… Tuy nhiên, trong số các cái tên kể trên vẫn chưa có ai thực sự nổi bật do không có được các nền tảng về người dùng và công nghệ như 2 trường hợp kể trên. Thậm chí thị trường thanh toán trực tuyến tại Việt Nam, với sự xuất hiện của nhiều nhà cung cấp cũng trở nên phân mảng, với chi phí phải bỏ ra để quảng cáo thu hút người dùng là rất lớn.
Trong trường hợp của GrabPay, thực chất tính năng này có từ những ngày đầu Grab đặt chân đến tại Việt Nam, cho phép thêm thông tin thẻ ngân hàng để thanh toán cước phí các chuyến đi. Nếu được cung cấp ở Việt Nam, Grab chỉ cần làm một động tác đơn giản là cho cập nhật, mở tính năng ví điện tử GrabPay trên ứng dụng gọi xe đang có sẵn trên smartphone của người dùng. Về nền tảng người dùng, tuy không công bố các số liệu cho tình hình hoạt động tại Việt Nam, nhưng cũng dễ dàng nhận thấy màu xanh lá cây của Grab trên đường phố đang càng ngày càng áp đảo so với các đối thủ khác. Nếu vào một thời điểm nào đó trong năm 2018 Grab đưa ví điện tử GrabPay đến Việt Nam, thì cơ hội thành công rõ ràng là có.
Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.
Theo dõi Nhịp Cầu Đầu Tư
Tin cùng chuyên mục
-
Tiến sĩ - Bác sĩ Lâm Đức Hoàng (Trần Chung ghi)
-
Lê Mai Anh
Tin nổi bật trong ngày
Tin mới
-
Hằng Nguyễn